Như Hà: Inrasara – gương mặt “đắt show” sư phạm

Báo Thế thao & Văn hóa, 6-8-2011

TT&VH) – Chính thức bước vào văn đàn từ 1996, có thể nói Inrasara là một tác giả mới, với 15 năm cầm bút, nhưng đã viết trên 20 tác phẩm (sáng tác và nghiên cứu), nhận hơn 10 giải thưởng trong nước và quốc tế. 

Nhìn từ cộng đồng người đọc (vốn thích thuộc thơ), anh không là tác giả được nhiều người yêu thích; nhìn từ đồng nghiệp, vì thẳng thắn, anh ít được ca ngợi.

Thế nhưng, nhìn từ môi trường đại học, với các sinh hoạt học thuật, Inrasara là tác giả khá “nóng”, 5 năm qua, đã có hơn 20 khóa luận cử nhân, 6 luận văn thạc sĩ và 2 luận án tiến sĩ (đang thực hiện) về thơ, văn của tác giả này.

Nói thêm, chỉ riêng về phim tài liệu nhân vật, đã có gần 20 phim về Inrasara được phát sóng trong và ngoài nước. Cho nên, với người cầm bút chuyên nghiệp, việc xác định thái độ và lối đi cho riêng mình là rất quan trọng, không thể nào “bắt cá hai tay”.

10 thoughts on “Như Hà: Inrasara – gương mặt “đắt show” sư phạm

  1. Sara là người chẳng mong cầu thơ mình sẽ được thật nhiều người đọc yêu thích, chẳng cầu đồng nghiệp ngợi khen hay mọi người phổ nhạc hoặc làm luận văn, luận án.

    Dù “Hơn 20 khóa luận cử nhân, 6 luận văn thạc sĩ và 2 luận án tiến sĩ (đang thực hiện) về thơ, văn của tác giả này” khẳng định giá trị tất yếu của anh trong lãnh vực văn học Việt Nam hiện đại.

    Với riêng tôi, nỗi lòng thơ anh là nỗi lòng của dân tộc Chăm, người nào hiểu sẽ yêu quý anh vô cùng…

  2. Nhà báo viết “với các sinh hoạt học thuật, Inrasara là tác giả khá “nóng”, rồi “đã có gần 20 phim về Inrasara được phát sóng trong và ngoài nước” nhưng sao lại “không thể nào bắt cá hai tay” nhỉ?.
    Không hiểu. Anh chị em nào hiểu chỉ dẫn cho tôi biết giùm!

  3. Trần Sáng
    Phân tách như sau:
    1/- KHEN NGƯỢC
    anh không là tác giả được nhiều người yêu thích: đúng, vì đa số độc giả bây giờ thích thơ có vần điệu, dễ thuộc. Nhưng “không được nhiều”, nghĩa là “vẫn có”.
    vì thẳng thắn, anh ít được đồng nghiệp ca ngợi: đúng. Vì anh nhà thơ này không dưng nổi hứng viết phê bình, gây mất lòng. Nhưng “ít được” có nghĩa là “vẫn có”!

    2/- KHEN XUÔI
    Inrasara là tác giả khá “nóng” ở đại học và giới học thuật: rất đúng. Tôi chưa thấy nhà thơ hiện đại nào chiếm lĩnh đại học như nhà thơ này. Nghĩa là anh rất trí tuệ.
    với người cầm bút chuyên nghiệp, việc xác định thái độ và lối đi cho riêng mình là rất quan trọng: câu này rất hay.

    3/- MÂU THUẪN
    về phim tài liệu nhân vật, đã có gần 20 phim về Inrasara được phát sóng trong và ngoài nước.
    Có nghĩa là “tính đại chúng” của nhà thơ này cao. Đúng.
    – Ở trên là tính học thuật, ở dưới là tính đại chúng. Vậy là nhà thơ Inrasara được cả hai chớ, sao gọi là “không nên bắt cá hai tay”?
    Theo tôi, nhà thơ Inrasara bắt được cá hai tay!!!

    Xin mạo muội nói bạo gan vậy.

  4. Tác giả viết ngắn vậy mà đầy đủ và hay, đúng chất bác Inra.
    “người cầm bút chuyên nghiệp, việc xác định thái độ và lối đi cho riêng mình là rất quan trọng”. Bác Inra xác định được. Có thể thơ bác khó hiều với độc giả bình dân, nhưng bác đã chiếm trọn trái tim giới trí thức cao. Nghiên cứu của bác cũng chinh phục được giới chuyên gia cấp cao.
    Cảm ơn tác giả nhà báo.

  5. Xin lỗi các bạn người Chăm
    Tôi thấy nhà báo này hiểu ông Inrasara hơn nhiều bạn Chăm. Có lẽ các anh cũng hiểu nhưng không nói được chăng? 3 điểm đang chú ý:
    – thơ ông Inrasara ít được quần chúng thích, vì đó là loại thơ có khả năng mở hướng mới, mà quần chúng thì thích cái cũ, sên sến thôi
    – ông Inrasara phê bình độc đáo mà thẳng thừng không sợ mếch lòng, nên không ít nhà phê bình trung bình hay nhà văn kha khá ghét. Các bạn chớ cho rằng chỉ có vài ông Chăm ghét Inrasara, khối nhà văn Kinh cũng không ưa gì. Và hay trả thù vặt. Văn nghệ sĩ ghét nhau như giặc
    – hoạt động chữ nghĩa văn học của ông Inrasara ở tầng cao hơn hẳn, nên giới học thuật thì chấp nhận còn đại chúng “kính nhi viễn chi” thôi
    Ý Như Hà là chính xác như vậy
    Mục này cho qua đi là hơn

  6. Trích: “Cho nên, với người cầm bút chuyên nghiệp, việc xác định thái độ và lối đi cho riêng mình là rất quan trọng, không thể nào “bắt cá hai tay”.

    Bắt cá hai tay ở đây theo tôi hiểu không phải chỉ là chuyện “học thuật” với “đại chúng” như bạn Trần Sáng nói ở trên, mà là nhiều khi Sara phải thỏa hiệp, in bài vở ở những báo chí chính thống, chấp nhận bị cắt xén và diễn giải lại một số ý nên e bạn đọc hiểu sai Sara là “hi-fi (hai-phai)”, (nghĩa của nó trong tiếng Việt ngược với nghĩa gốc của nó trong tiếng Anh, hix). Nhà báo cũng như mọi người mong rằng người như Sara nên “một phai” nhằm góp tiếng nói mạnh mẽ hơn về thực trạng văn nghệ nước nhà. Mong rằng những “biên bản” anh lập lâu nay sẽ còn lại như những tài liệu văn học sử. Mong vậy nên chắc nhà báo đã đòi hỏi ở anh như vậy.

  7. Anh TXB suy diễn hơi xa rồi. Dù sao cũng tạm đồng ý với anh.
    Nhưng người Chăm tôi chỉ có mỗi ông Inrasara còn là dân chiến. Chớ trí thức Chăm chỉ có nghiên cứu mấy chuyện trời ơi. Inrasara thì tôi nghĩ anh ta không ngán đâu. Nhưng anh xúi như vậy e thiệt thòi cho chúng tôi lắm đó.
    Cảm thông cho!
    TS

  8. Anh Trần sáng ơi!
    Sao lại “xúi”? Sara chiến đấu cho văn chương bớt đi sự giả dối và sợ hãi, thì tất cả chúng ta cùng có lợi, mà Sara không mất. Vậy nên chứ. Bao nhiêu miếng đỉnh chung, thì làm sao còn ai chịu nói. Anh quên rằng Sara vừa than phiền về sự “né tránh” của mọi người sao? Cái gì đúng thì mình dấn thân một chút, ai cũng nên làm nhưng người có tài mà dấn thân thì có ích cho nhiều người hơn.

  9. Vĩ đại! Vĩ đại! Tôi đọc tin này trễ, tôi chỉ biết nói vậy thôi.
    Tôi với anh Trạm là bạn học cũ, anh thông minh thì khỏi nói rồi, không ngờ anh chinh phục đỉnh cao hay như vậy. Một nhà thơ hiện nay mà có 1 luận văn thạc sĩ thôi đã ngon rồi, vậy mà anh đã chinh phục Đại học bao nhiêu thứ. Không phải anh làm luận văn Thạc sĩ, mà là anh là đối tượng cho bao nhiêu là luận văn, luận án… Kì công!
    Dễ gì! Nhà văn Bích Ngân BCH Hội Nhà văn TP mới có 1 khóa luận tốt nghiệp thôi mà đã lên báo, vậy mà anh Trạm…
    Chúc anh đi xa hơn nữa!

  10. Nói như anh Vũ thì không cần lắm đâu, tôi thiển nghĩ như vậy.
    Yêu thì yêu. Bạn học xưa thì yêu nhau không ai nói cả. Nhưng khen nhau như thế thì bằng mười phụ nhau đó, anh ơi. Nhà thơ Inrasara hấp dẫn thì khỏi nói rồi. Chính chất trí tuệ trong văn chương của anh đã khiến nhiều ng cứu sinh tìm đến. Rồi anh đa năng nữa. Khen Inrasara thì bằng thừa, chỉ ra rõ thêm điều anh đóng góp cụ thể mới là điều cần hơn cả. Có lẽ anh Inrasara cũng muốn được như vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *