Đọc & suy gẫm

Chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?

Trích Thảo Dân, “Tại sao, Hàn Quốc”, Tuanvoetnam.net, 7-12-2010

Một dân tộc ít người hơn Việt Nam, một dân tộc không có những trang sử “oai hùng” như Việt Nam, một dân tộc mà chỉ số IQ không cao hơn Việt Nam… thế mà hình như cái gì cũng… hơn Việt Nam. Lạ nhỉ? Tại sao?

Nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi này chứ chẳng phải mình tôi và đặt ra nhiều lần chứ chẳng phải một lần.

Lần thứ nhất họ đặt câu hỏi khi mà phim ảnh Hàn Quốc tràn ngập màn ảnh nước mình.

Lần thứ hai họ đặt câu hỏi khi chăn ga gối đệm Hàn Quốc tràn ngập các căn phòng hạnh phúc của nhiều người Việt Nam.

Lần thứ ba họ đặt câu hỏi khi đồ điện tử Hàn Quốc như Samsung chiếm ngự trong quá nhiều gia đình nước mình.

Lần thứ tư họ đặt câu hỏi khi các loại xe hơi Hàn Quốc tràn ngập đường phố nước mình và nhiều nước trên thế giới.

Lần này họ đặt câu hỏi khi trong Asiad 2010, đoàn thế thao Hàn Quốc có quá nhiều huy chương vàng chỉ sau Trung Quốc còn nước mình chỉ được có mỗi một cái. Đấy là chưa kể nước mình còn sau cả một số nước bé tí ti trong khu vực.

Rồi chưa kể những ai đã từng đến Hàn Quốc về cũng đặt một câu hỏi rất đơn giản: tại sao môi trường ở Hàn Quốc lại tốt hơn nước mình nhỉ? Tại sao đường phố ở Hàn Quốc lại gọn ghẽ, sạch sẽ và văn hóa hơn cả thủ đô nước mình nhỉ. Tại sao?

Hàn Quốc có lợi thế gì hơn nước mình nhỉ? Có lẽ họ chỉ có một điều lợi thế hơn chúng ta mà thôi. Đó chiến tranh trên đất nước họ đã kết thúc lâu hơn chiến tranh ở nước mình. Nhưng thực tế lại cho thấy: từ sau khi chiến tranh kết thúc trên xứ sở Kim chi cho đến lúc đất nước này phát triển cũng chỉ tương đương thời gian nước mình hết chiến tranh từ năm 1975 đến nay mà thôi. Vậy tại sao họ lại phát triển mọi mặt được như thế?

Phải chăng dân Hàn Quốc cần cù hơn dân Việt? Làm gì có chuyện đó. Cứ xem những người Việt sang Hàn Quốc, Đài Loan… làm ôsin mà xem. Họ làm việc vừa cần cù vừa nhẫn lại và có lúc nhẫn nhục mà chẳng kêu ca. Nhiều người xa chồng xa con đến 6,7 năm để lao động mong cải thiện tình hình kinh tế gia đình mà không hề bỏ cuộc. Cần cù đến như thế hỏi có dân tộc nào cần cù hơn không?

Người quan sát xin đợi chờ ý kiến của bạn đọc.

 

2 thoughts on “Đọc & suy gẫm

  1. Cảm ơn nhà thơ đã đưa ra nhiều câu hỏi đáng suy ngẫm. Theo tôi chính cơ chê là lực cản lớn nhất cho sự phát triển của nước Việt. Nhiều nhà lãnh đạo ở nước ta cũng đã thừa nhận rằng chúng ta đang bị lỗi hệ thống trầm trọng đó sao. Máy tính sẽ ra sao nếu bị lỗi hệ thống nhỉ?

  2. TINH THẦN TẬP THỂ
    Về cá nhân, Hàn chưa chắc hơn ta, nhưng xét về tập thể thì Việt Nam ta kém xa Hàn.
    Tôi nghe kể Hội chợ sách quốc tế ở Pháp, sách Hàn có mấy trăm tác giả đủ mọi miền và đủ mọi nước được dịch ra tiếng Anh. Mười cô gái Hàn phụ trách giới thiệu không phân biệt, cả sách của Triều Tiên. Ít nhất trên ngàn cuốn.
    Còn Việt Nam ta trong nước thì loại tác giả ngoài nước và các tác giả không thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Ngoài nước cũng phân biệt và tìm cách loại nhau. Cuối cùng ta chỉ có chưa tới trăm đầu sách triển lãm.
    Còn thua người Chăm nữa. Tôi không biết ở đâu xa, ở Triển lãm Không gian Văn hóa Chăm ở Hà Nội năm ngoái, nhà thơ Inrasara giới thiệu tất cả tác giả Chăm trong nước với gần 100 đầu sách khác nhau. Anh thuyết minh và giới thiệu chung chung, không phân biệt. Theo tôi đó là tinh thần công bằng đáng hoan nghênh.
    Nhưng nghe nói nhiều người Chăm cũng chán lắm…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *