Văn chương & Tư tưởng III-37

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong sinh hoạt chính trị thế giới thời hậu-Chiến tranh lạnh là việc công khai hoá niềm ân hận đối với những lỗi lầm trong quá khứ. Năm 1990, Tổng thống Mỹ George Bush đã xin lỗi 120 ngàn người Mỹ gốc Nhật bị giam cầm trong thời Đệ nhị thế chiến. Cũng năm 1990, Mikhail Gorbachev bày tỏ sự ân hận sâu sắc trước việc Stalin giết chết 15 ngàn viên chức người Ba Lan tại Katyn Forest vào năm 1940. Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị xin lỗi về việc Giáo hội Công giáo đã thất bại trong việc cứu giúp người Do Thái khỏi thảm hoạ Holocaust. Nữ hoàng Elizabeth II của Anh công khai xin lỗi việc nước Anh tàn sát người Maori ở Tân Tây Lan trước đây. Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về trách nhiệm của Anh trong nạn đói ở Ireland vào thế kỷ 19. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi người châu Phi về vai trò của Mỹ trong việc buôn bán nô lệ thế kỷ trước. Ở Nhật, năm 1993, Thủ tướng Morihiro Hosokawa bày tỏ sự ân hận và xin lỗi về những tội ác mà nước Nhật đã gây nên thời Đệ nhị thế chiến. Năm 1995, Thủ tướng Tomiichi Murayama lại xin lỗi lần nữa. Năm 1998, trong dịp gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Thủ tướng Keizo Obuchi lại xin lỗi lần nữa, nhắm chủ yếu vào những nạn nhân người Hàn Quốc. Riêng ở Úc, đầu năm 2009, Thủ tướng Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi người thổ dân tại Úc về những chính sách sai lầm của người da trắng trong quá khứ.
… Những lời xin lỗi công khai và chính thức như thế chứng tỏ sự thành tâm và thiện chí của các chính phủ nhằm hàn gắn những rạn nứt trong xã hội và giữa các quốc gia để mọi người có thể thanh thản xếp chuyện quá khứ lại hầu hướng tới tương lai, một tương lai hoà thuận và hợp tác. Đó là yếu tố đầu tiên cần có để tạo nên sự tin cậy.
Nguyễn Hưng Quốc, voanews.com, 17-5-2010.

2 thoughts on “Văn chương & Tư tưởng III-37

  1. Với quốc gia sai lầm với quốc gia thì vậy, dân tộc làm lỗi gây thiệt hại đến dân tộc khác là vậy. Thế mà cá nhân nhất là người tự nhận là nghệ sĩ khi đã sai sai lầm mà không biết xin lỗi, thậm chí không biết hối tiếc trong tâm tư thì khốn khổ biết bao. Khốn thay cho CKT.
    Hay nhà khoa học, khốn thay cho một nhà làm khoa học Chăm.

  2. Kẻ không biết mình sai mà nhận lỗi thì không thể là trí thức. Chỉ đáng khinh bỉ mà thôi.
    Tác phẩm của họ cũng không đáng một xu. Họ có thể kiếm tiền đây đó, để cầu vinh nữa. Nhưng độc giả sẽ vứt bỏ vào sọt rác lịch sử.
    Tốt nhất hãy thức tỉnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *