Văn chương & Tư tưởng II-39.

Đông Nam Á cứ đứng nhìn, như là kẻ ngoài cuộc.
Hãy bỏ qua bề tối hay vết xước của nó, nhìn lướt qua Giải Nobel văn chương, tác phẩm của các nhà đoạt giải sáng giá, dù khó phân biệt rạch ròi, luôn hội được một/ một vài hoặc tất cả yếu tố:
– Nêu lên được tinh thần cốt tủy của con người thời đại họ sống: Albert Camus. E. Hemingway, S. Beckett,… Họ bắt trúng mạch, tìm lối viết thích hợp, đẩy nó đến cùng và mở rộng nó tối đa.
– Hoặc họ tiếp nhận, triển khai tư tưởng mới, độc đáo tác động nhiều chiều đến tinh thần con người. Tư tưởng đó được thể hiện qua nhiều thể loại và bằng nhiều cách thức khác nhau. Hoạt động chữ nghĩa của J-P. Sartre là rất điển hình.
– Hay như những A. Solzhenitsyn, O. Pamuk,… nói lên vấn đề lớn của dân tộc, đất nước mình, rộng ra – thời đại mình, không kiêng nể hay hãi sợ. Họ chấp nhận trả giá.
– Hoặc khám phá lối thể hiện mới ảnh hưởng đến lối viết của người cùng thời hay thế hệ sau: W. Faulkner, G. Márquez,…
Đó là chưa kể các nhà văn không đoạt giải nhưng tác phẩm có tác động lớn đến văn học và tư tưởng thời đại: Tolstoy, James Joyce, R.M. Rilke, F. Kafka, Marcel Proust, T.E. Eliot, Erza Pound, Vladimir Nabokov, Jorge Luis Borges, W.H. Auden, S. Rushdie…
Ở Việt Nam, có nhà văn nào làm được như thế?
Inrasara, “Gải Nobel cho văn chương Việt Nam, tại sao chưa?”

2 thoughts on “Văn chương & Tư tưởng II-39.

  1. Cám ơn bạn thơ nhắc nhở.
    Năm mới Chăm chúc bạn cùng vui nhé. Hi vọng tháng 10-2010, bạn về Việt Nam ghé quê mình chơi để biết Katê.
    Thân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *