Trúc Thông đọc Tháp nắng

Báo Văn nghệ, số 27, ngày 04.07.1998.

Chỉ riêng với trường ca “Quê hương” (phần II của tập thơ ba phần, chiếm số trang một phần ba cả tập), Inrasara đã xuất hiện như một nhà thơ có tầm. Mặc dù ghi chú kéo dài từ 1984 đến 1995, nhưng ta cảm thấy trường ca như được viết một hơi. Nguồn cảm hứng lặn rất sâu vào dân tộc Chăm yêu dấu của anh, trải qua những đợt sóng thơ gập ghềnh tới oà tan vào biển lớn đại gia đình dân tộc Việt Nam. Một cái nhìn sáng suốt trí thức, một trái tim nghệ sĩ dằn vặt, một cảm xúc luôn luôn đòi sôi trào lại luôn luôn đòi kìm nén. Đây là một trong số trường ca hay nhất của thơ Việt hiện đại, đọc lại vẫn thú, không rời tẻ, không kéo lê hoặc khuỳnh khoàng.

Người đọc được tác giả lôi kéo trong một cơn say mà rất tỉnh táo, tỉnh mà vẫn say, phát giác và phát giác. Từ những chi tiết mèm cũ một trạng thái tâm hồn, một tư tưởng:

Quê hương có mẹ, có cha, có hàng xóm, bạn bè

Quê hương có những vú đôi khô khốc

Quê hương không có cụm mây che mát trẻ em đầu húi trọc

Không có giọt mưa cho khát lũ trâu gầy

Quê hương ôm nỗi sầu to lớn khôn khuây

Quê hương đợi em về mang theo niềm vui nho nhỏ

Ôi! Phải chăng chỉ kẻ bỏ xa quê hương quê hương mới ban cho họ nỗi nhớ

Nỗi nhớ quê hương?

Đúng là phải có tư tượng người thi sĩ mới phát giác qua sử liệu đã cũ đến vài thế kỉ cùng chói sáng với sự gắn kết phóng chiếu tới hiện đại:

… Em đến Châu Lí, Châu Ô một ngày gió lộng

Thương Huyền Trân bước nhỏ ngập ngừng

Vào Champa mởi dòng sử mênh mang

Về xứ lạ như trở về Cố quận

Về cõi Phật chôn cuộc tình u uẩn

Cuộc tình qua một giấc hư phù

Dòng Châu giang ủ vết thương xưa

Cựa mình quằn quại

Đau nỗi đau Mị Ê

Lịch sử chia phân hai định mệnh lạ kì

Kẻ xuôi Nam, người ngược Bắc

Cửa biên thuỳ gió lào thổi rát

Thổi rát đau hai mảnh linh hồn!

Đoạn 5 vắt sang đoạn 6 trường ca là nỗi đau của người trong cuộc, tiếp liền với sự tự phê phán nghiêm khắc: ”Tự chấm toạ độ đời mình trong sương mù quá khứ”, vươn tới cuộc lên đường đầy sinh lực trong cộng đồng dân tộc Việt:

… Châu thổ nặng hai đầu đòn gánh miền Trung

Bốn ngàn năm mẹ còng lưng không nghỉ

Mẹ miệt mài gánh đàn con đi băng thế kỉ…

Khi con đường thức giấc ngày mai

Đàn con mẹ lớn khôn nguyên vẹn hình hài

Bước khỏi hai chiếc thúng khổng lồ, đứng cùng thời đại

Thênh thang đi vào thiên kỉ mới!

Vì sự cẩn trọng tác giả đã phải viết theo bút phát trình bày; hai đoạn cuối nếu cô lại thì trường ca sẽ tránh bị doãng mà vẫn đạm bảo sự thống nhất cảm xúc, sự tròn đầy tư tưởng.

Mỗi tài năng thơ sinh ra để đáp ứng một công đoạn lịch sử và thậm mĩ văn chương. Tôi vẫn cho rằng Nguyễn Bính thừa tài hoa và tuyệt vời ngôn ngữ thơ Việt Nam sẽ khó viết thời buổi bây giờ. Ngay từ đoạn sau 1954, thơ ông chỉ còn chút duyên xưa trong đôi ba bài ngắn theo lối cảm thụ thiên nhiên và đã phải dựa nhiều vào sự đưa đẩy tu từ. Lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam biết ơn Nguyễn Bính trong những đóng góp của ông và phải có mặt của ông. Nhưng thế giới và Việt Nam trong sự phát triển nửa sau thế kỉ đòi hỏi trong mỗi nhà thơ còn phải trội lên những phẩm chất khác nữa. Một trong số phẩm chất đó là tri thức, nguồn hiểu biết to lớn về triết học, về nhiều ngành thẩm mĩ phát triển ghê gớm ở cả Đông và Tây đặt trong sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật. Trang bị tri thức và không ngừng lặn sâu vào cõi trần ai của đời sống ở trong từng vi mô, từng nỗi niềm cảnh ngộ. Ở đây tôi không so sánh mà chỉ muốn bàn về thơ hôm nay, nhân hiện tượng một nhà thơ Chăm với trường ca “Quê hương” với những bài thơ ngắn như “Đứa con của đất”, “Ngụ ngôn của đất”, “Đường trở về”… sâu nặng cuộc đời hồn người, trong đó có sự tìm kiếm không ngừng trí thức.

Dĩ nhiên ở phần “Con đường” của tập thơ có một số bài tôi không thích vì thơ không tìm được lối ra, còn mắt nghẹn trong ngôn từ trừu tượng. Inrasara muốn bộc bạch chân tình những chặng đường gian nan của thơ anh. “Inrahani”, một bài thơ tình hay và thiêng liêng với Inrasara, theo tôi bị dôi hai đoạn cuối. Nhà thơ tài hoa và kĩ lưỡng này đâu có dễ non. Trong khi mang được một số ưu thế cảm thụ và diễn đạt của thơ hiện đại phương Tây, anh chợt không tránh khỏi tì vết là tính quá rõ ràng và đủ đầy của nó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *