Thơ & thơ Việt. TÔ THÙY YÊN 2 THỜI

Tô Thùy Yên là cây bút đinh của Nhóm Sáng tạo (10-1956 đến 9-1961). Nhóm này, anh là dân “Nam” duy nhất, một kẻ sáng tạo lặng lẽ nhất, ít xuất hiện nhất, và là tài năng hàng đầu. Tôi cho Tô Thùy Yên là một trong vài nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XX.

Bên cạnh Thanh Tâm Tuyền, thơ anh có nhiều “cách tân” với các ý tưởng, thi ảnh và giọng điệu mới lạ, táo bạo – một tiếng thơ rất riêng nếu gom lại in tập đủ làm nên tên tuổi lớn. Nhưng lạ, làm thơ từ cuối thập niên 1950, mãi hơn 30 năm sau anh mới in tập thơ “đầu tay”. Lạ nữa, sau thời sôi động làm mới, khác Thơ Mới với dấu ấn đáng kể, anh quay ngoắt, như thể chối bỏ chúng để làm khác, rất khác.

Continue reading

Phê bình-40. CHẾ LINH & SARA, ĐÂU/ AI LÀ TIÊU/ ĐẠI BIỂU CHAM?

[hay: Hớ hênh của khái quát hóa]

Trang Wiki chọn 9 nhân vật nổi tiếng của lịch sử Ninh Thuận hiện đại, Cham có Chế Linh và Inrasara [nhớ, nổi tiếng nhất không hẳn là tài năng nhất].

Chế Linh tự nhận giọng hát mình “yếm thế, buồn miên man và ray rứt muôn thuở”. Và không ít người nghĩ hệt thế, rồi đồng hóa giọng lâm li, ai oán ấy với “giọng ca Hời” – nghĩa là đại biểu cho tiếng hát dân Chàm.

Inrasara ngược lại, giọng thơ “thật khỏe”, “không vui, nhưng không hề ảm đạm”, “buồn mà không bi lụy”. Thơ Inrasara “như cây đại ngàn qua bão táp vươn lên đón nắng trời”, là tiếng thơ “mang vẻ đơn côi bi hùng như tháp Chàm vẫn cứ sừng sững độc trọi giữa bao la trời đất.” Và vài nhà cho đó là tiếng thơ “tiêu biểu”, “nhà thơ đại biểu của dân tộc Cham”.

Continue reading

Thơ & thơ Việt. TỪ BÀI THƠ CON CÓC ĐẾN “MẪU THÂN PHÙNG KHÁNH”

Tiểu luận “Thơ như là con cặc nứng” thu hút dư luận, là điềm lành. Trong khi không một nữ sĩ nào phản đối [họ kinh nghiệm và cảm nhận đúng nỗi quý ông như thế nào], thì ở đó xuất hiện vài cây bút nam tỏ ra căng thẳng, và làm dữ. Tôi có đề tặng thơ “ba cu” vui vẻ:

Có đôi văn sĩ nước nhà

Thích giàng đạo lí gọi là cù non

Văn chương hơi bị tí hon…

Tút này đảm bảo sang trọng chất lượng ISO-2030. Xin vào chuyện…

Continue reading

Giải trí cuối tuần. THI ẢNH, TỪ HAY ĐẾN DỞ

Cuối tuần, thử chê 1 siêu sao Việt, 1 siêu sao Cham… chơi.

Phạm Duy mất, tôi có viết: Tân nhạc Việt Nam, Trịnh là thiên tài, còn vĩ đại phải là Phạm Duy. Thể tài đa dạng, ngôn từ phong phú, mà ông đụng đâu là sáng tới đó – phổ thơ là một. Thế nhưng vĩ đại thế nào cũng có lúc lầm sai.

Thơ Phạm Thiên Thư:

Thôi thì em chẳng yêu tôi

Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng” (Trường ca Động Hoa vàng-1971)

Continue reading

Ramưwan buồn-11. GHI CHÚ THƠ GHI CHÚ ĐỜI

Hôm qua bạn facebook Dã Thảo, cô giáo văn trường chuyên, chat hỏi: “Với tư cách một người sáng tác, việc Viết tác động đến Sống của anh như thế nào?” – là câu hỏi cần đến một tiểu luận.

Với tôi, sống và viết là một. Viết ảnh hưởng đến sống, ngược lại – sống tác động đến viết. Nói vậy thì chung chung quá…

Trần Dần:

“Tôi khóc những chân trời không có người bay

Lại khóc những người bay không có chân trời”

Continue reading

Phê bình-35. GIẢI NOBEL CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT, TẠI SAO CHƯA?

Ngày 9-1-2022, Tuổi trẻ đưa tin ở Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc “mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước”.

Bỏ qua các bình luận bao la của cư dân mạng, hãy đi thẳng vào một khía cạnh của vấn đề.

14 năm cũ, phát triển bài trả lời phỏng vấn trước đó, tôi có tiểu luận: “Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?” đăng Vietnamnet.net, 10-10-2008, sau đó in trong Song thoại với cái mới-2008.

Continue reading

ĐI SUỐT THIÊN ĐỊA NHÂN KÝ, THẤY GÌ?

Cảm nhận đọc thơ Trần Phương qua 03  tập Thiên Địa Nhân ký

Trần Phương vừa xuất bản ba tập thơ Thiên Địa Nhân ký, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2019 và 2020; khối lượng 1257 bài thơ ngắn, ba ngữ: Việt – Anh – Pháp, dày 1260 trang, khổ 18 cm x 11 cm, bìa cứng C300, sách in đẹp.

Tôi, vốn “ngán” đọc những tập thơ dày…

Thiên Địa Nhân ký tuy là thơ ngắn ít chữ, nhưng lại tam ngữ và dày… “Về đâu, tập thơ song ngữ Anh – Việt?” – Tôi đã hỏi như thế ở một tiểu luận đăng mươi năm trước…  Tôi, lật trang một cách ngẫu nhiên theo kiểu bói thơ và, đụng ngay:

Continue reading

HIỆN THỰC THẬM PHỒN Ở VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Một góc nhìn về tiểu thuyết Vườn Thượng uyển Bolac xuất bản, quý 3-2021 của Lê Anh Hoài

Khởi đầu bằng châm ngôn: “Thành phố nghệ thuật – hành xử nghệ sĩ” với lời hiệu triệu: “Hãy tăng tốc!” Tăng tốc sáng tạo, tăng tốc làm nghệ sĩ với hành xử nghệ sĩ và thái độ nghệ sĩ trong một thành phố nghệ thuật. Thế thôi, sáng mở mắt, gần nửa thành phố đăng kí trở thành nhà văn ở đó đến phân nửa làm nghệ sĩ tạo hình

Continue reading

Giải trí cuối tuần. THƠ & NHÀ THƠ

Bùi Giáng chê J-P. Sartre: Có 5 trái ổi, tôi ăn hết 7, còn bao nhiêu là câu hỏi triết gia cỡ Sartre không thể trả lời nổi. Nhà thơ là loài ưa nổ, hết nổ tới… “vu khống”, tức chuyện không nói có. Bùi Giáng, và tôi chả khác!

Nhớ, Lễ Tẩy trần tháng Tư ra lò, tôi mang tặng bạn văn Hà Văn Thùy nhà cạnh nhà. Anh viết một bài phê bình, chê nát: “Tháp nắng đang ngon lành vậy, sau 7 năm ông lại kéo thơ mình đi xuống tệ hại thế chứ.”

– Bà con Cham đón nhận nó thế nào? – Anh hỏi, không đợi tôi trả lời, mà thuyết… 

– Tôi đi khắp bắc trung nam uống đủ loại rượu chưa thấy đâu “loài hổ mang biển” bao giờ… Chuyện không sao lại nói có!

Continue reading

THẾ NÀO LÀ MỘT NHÀ VĂN TOÀN DIỆN?

[hay. Tại sao Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới tầm Nobel? – tóm ý 1 tiểu luận dài, 4-2021 chưa đăng]

Toàn diện…

Nhà văn nêu lên được tinh thần cốt tủy của dân tộc, hay lớn hơn – thời đại;

Tinh thần tư tưởng đó được mở rộng tối đa, đẩy đến cùng và được thể hiện qua nhiều thể loại và bằng nhiều cách thức khác nhau;

Continue reading