Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-10. NGU NHƯ BÒ

“Ngu như bò”, một thành ngữ cũ vừa được làm mới tại phiên xử Thiền am Bên bờ Vũ trụ, hôm nay tôi dùng thử xem sao!

Mươi năm trước, Nguyễn Huy Thiệp nhạo nhà thơ Việt Nam “dốt nát, chập cheng”. Nhận định có thể đúng nhưng ở đó, rất cảm tính và chung chung. Tôi thì khác: cụ thể, với cả tang chứng…

Thông tin từ Baomoi.com, 22-7-2022:

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-09. NHÂN DANH

Loại thơ cách tân này độc giả Việt Nam không thể chấp nhận – là cách phát ngôn nhân danh. Nhân danh số đông, nhân danh hệ thẩm mĩ chủ đạo đang thống ngự cộng đồng văn học, nhân danh sức mạnh tập thể, như là cách huy động lực lượng nghiêng về phía mình.

Vụ giáo sư Mai Quốc Liên tôi đã nhắc vài lần rồi, ở đây nhấn vào ý “mới”:

“Chủ nghĩa “hậu hiện đại”, “Tân hình thức”… không dễ gì nó vượt qua rào cản người đọc ở nước ta” (báo Văn nghệ, 22-4-2006).

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-08. BÈ PHÁI

Hơn nửa thế kỉ trước, André Gide cho rằng văn chương Pháp các nhóm chưa thành trường phái đã ra phe phái. Việt Nam, càng đúng. Có khi ở ta, nó nặng hơn nữa. Bởi giai đoạn qua, văn học ta hình thành và phát triển trong môi trường xã hội chả giống ai của mình.

Câu chuyện.

Hội thảo thơ tại TPHCM ngày 25-8-2006, một phóng viên diễn sai tham luận: “Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần”. Tôi phone tới Ban biên tập mắng vốn. Người phụ trách tờ báo trả lời đầy thiện chí:

Continue reading

Con bệnh văn nghệ Việt Nam: Dừng giải lao-7. TÔI ĐÃ ĐỤNG AI?

Loạt bài về “Điểm danh vài con bệnh giới văn nghệ Việt Nam”, một bạn trẻ Cham hỏi, hơi lo lo:

– Cei Sara đụng nhiều thế, cei gặp rắc rối hay có sợ bị thù ghét không? Tôi nói:

– Cei vô tư, cei bị đụng trước, đụng vài lần và đụng nặng, cei mới quay xe đụng lại. Còn chủ động, thường là cei phê bình các tổ chức, chứ không nhắm đến cá nhân.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-06. ẢO TƯỞNG TỰ DO

Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn: “Bây giờ người viết hoàn toàn tự do. Chỉ trong một tích tắc, người viết hoàn toàn có thể xuất bản tác phẩm của mình ở bất cứ một blog nào hoặc gửi cho các trang mạng văn chương khắp nơi… Bây giờ mọi người đổ lỗi cho không có tự do sáng tác, không có tự do nghệ thuật. Điều đó không hẳn” (báo Thể thao & Văn hóa, ngày 8-2-2011).

“Bây giờ người viết hoàn toàn tự do” là thứ ảo tưởng tự đánh lừa.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-05. THÓC MÁCH

Thóc mách là tật xấu nhất của giới văn nghệ, xấu kéo dài đến lậm thành bệnh, khó trị. Tôi hay nói vui:

– Tụm bốn tụm năm, văn nghệ sĩ Việt Nam chưa bao giờ việt vị khỏi 3 thứ: Nói xấu chính quyền, nói xấu nhau, và nói tục tĩu. Chú ý, nói xấu, chứ không [dũng cảm] đối mặt hay [khả năng] đối thoại. Rồi khi nói xấu kia hóa thân thành hỏi & trả lời, nó lên đỉnh.

Trên Litviet, 3-12-2011, Phan Nhiên Hạo hô:

“… Inrasara là người xiển dương cách tân thơ, đặc biệt tích cực truyền bá chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nhưng Hậu Hiện Đại thì không thể nào đi cùng với Hội Nhà Văn, vốn là một tổ chức được tạo ra để thực hiện chủ trương chính trị chuyên chế, đi ngược lại tinh thần đa phức Hậu Hiện Đại.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-04. SỢ

Hãi cái lớn, ta nghĩ ra chữ “tàu lạ”, sợ nỗi cao, ta bày ra từ “đồng chí X”.

Chánh trị đã vậy, văn nghệ lại càng. Ta sợ ý tưởng lạ, sợ sự thật trắng, sợ cả con chữ nhạy cảm. Sợ cho mình, sợ giùm cho nhau. Còn đỡ, ta sợ cả nói hay bàn về cái sợ. Nhà văn Phạm Lưu Vũ đặt cho biệt ngữ “văn hóa sợ”, tắt một lời: bệnh sợ.

Thông báo chủ đề Bàn tròn Văn chương “Nhà văn né tránh hiện thực, tại sao?” – Vắng hoe! Có mỗi Nguyễn Đình Chính, nhưng đến giờ chót thì: “anh bận đi Pháp rồi, Sara ơi”. Để rồi, mỗi nữ sĩ Dạ Ngận chịu chơi đóng thế!

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm tên vài con bệnh-02. KHÔNG HIỂU MÀ CHỐNG

Bệnh không hiểu mà chống, ở đó chống trào lưu nghệ thuật mới, là một.

Tôi gặp rất, rất nhiều nhà chống Hậu hiện đại, cả những người được cho là có đầu óc mở, trong khi họ không đọc tí ti những gì liên quan đến trào lưu này.

Bàn tròn Văn chương Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam tại Vũng Tàu mùa hè 2015, ngồi bàn chủ trì, khi tôi nhắc tới phong trào Hậu hiện đại và Tân hình thức, dưới hội trường bật lên vài tiếng khúc khích, rồi lây lan. Nhà thơ Lương Định khúc khích to hơn cả. Đồng chủ trì với tôi: nhà thơ Mãi Liễu ngó qua hướng khác.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-01. CHỦ QUAN

Loạt bài về vụ giã từ Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, thu hút vài trăm bạn facebook comment, trong đó bạn văn Chip Chip “dạy” một ý rất thực tế, rằng “rời bỏ nhưng không vắng yêu thương”. Tôi, chẳng những không vắng, mà còn đầy tràn nữa! Hôm nay, “yêu mới nói”.

17 năm trước tôi từng chẩn “10 căn bệnh phê bình văn học Việt Nam hôm nay” in trong Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo-2006, nay tách bạch và chi tiết hơn, làm thành serie. Mời bà con, và các bạn theo dõi.

Continue reading

Thơ & thơ Việt. TÔ THÙY YÊN 2 THỜI

Tô Thùy Yên là cây bút đinh của Nhóm Sáng tạo (10-1956 đến 9-1961). Nhóm này, anh là dân “Nam” duy nhất, một kẻ sáng tạo lặng lẽ nhất, ít xuất hiện nhất, và là tài năng hàng đầu. Tôi cho Tô Thùy Yên là một trong vài nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XX.

Bên cạnh Thanh Tâm Tuyền, thơ anh có nhiều “cách tân” với các ý tưởng, thi ảnh và giọng điệu mới lạ, táo bạo – một tiếng thơ rất riêng nếu gom lại in tập đủ làm nên tên tuổi lớn. Nhưng lạ, làm thơ từ cuối thập niên 1950, mãi hơn 30 năm sau anh mới in tập thơ “đầu tay”. Lạ nữa, sau thời sôi động làm mới, khác Thơ Mới với dấu ấn đáng kể, anh quay ngoắt, như thể chối bỏ chúng để làm khác, rất khác.

Continue reading