Kiều Trang: ẤN TƯỢNG MINH TRIẾT CHAM CỦA INRASARA

Tiếp nối mạch nguồn văn hóa Cham từ Văn học Chăm khái luận, Văn học dân gian Chăm, Trường ca Chăm, Sử thi Akayet Chăm, Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại, đến Minh triết Cham, ngòi bút Inrasara vẫn sung sức bền bỉ trên nền văn hóa dân tộc, “dẫn dụ” người đọc đến những tri thức văn hóa Cham độc đáo.
Theo Inrasara:
Minh triết có thể được đúc kết từ câu chuyện thực của đời sống thường nhật, từ kho tàng tục ngữ hay châm ngôn, từ truyện ngụ ngôn, huyền thoại hay huyền sử; có thể rút ra từ các sinh hoạt lễ tục – lễ hội, quan điểm và snh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng, nhất là từ tác phẩm văn chương xuất sắc, từ tư tưởng của bậc trí giả qua các thời đại lịch sử…”. Continue reading

MINH TRIẾT CHAM, GÓC NHÌN TỪ BÊN TRONG

Gặp gỡ & đối thoại với nhà văn, nhà nghiên cứu Inrasara
Tại Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
14h00-16h30, Thứ Ba ngày 26-4-2016

Tổ chức: Khoa Văn học của Trường & Nhà xuất bản Tri Thức
Diễn giả: Inrasara
Chủ trì GS.TS. Trần Ngọc Vương
MC: Giảng viên Lư Thị Thanh Lê
2016-4-MinhtrietCham-
2016-4-MinhtrietCham-012016-4-MinhtrietCham-172016-4-MinhtrietCham-21

Bắt đầu đúng giờ, là nét tiến bộ ở một bộ phận Việt Nam thời gian gần đây. Thính phòng 40 ghế, có đến 52 người về dự, xếp thêm ghế: hấp dẫn đấy chứ. Trong khi hiện đang là ngày tháng cuối niên học, sinh viên hết hứng thú với chữ nghĩa. Thay vào đó là những: Nguyễn Thanh Giang, Cao Chi, và nhiều tên tuổi lớn khác của đất thủ đô.
Giới thiệu, anh Vương “dọa”: “để bạn tôi biết mình đang đối thoại với những ai”.
Nhận định sơ bộ: Sôi động mà nghiêm túc, câu hỏi chất lượng. Tôi học được nhiều từ đối thoại thẳng thắn và bất ngờ. Đối thoại gay cấn đến cuộc gặp gỡ kéo dài thêm 20 phút. Vui.
Xin cảm ơn tất cả.
Vài hình ảnh từ buổi này…

CHẾ DIỄM TRÂM: INRASARA – NHÀ NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THƠ THỜI KỲ ĐỔI MỚI

VnchuongViet, 27-3-2016
Chúng ta hình dung diện mạo văn học thời kỳ đổi mới của Việt Nam như thế nào nếu thiếu bộ phận văn thơ của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Chăm? Và sẽ vô lý khi nói đến văn học Chăm từ thập niên 80 – 90 của thế kỷ XX cho đến nay mà thiếu vắng nhà thơ – nhà nghiên cứu, phê bình Inrasara.
Nhắc đến Inrasara, ta nghĩ ngay là một nhà Chăm học vì ông là người Chăm và nghiên cứu sâu về ngôn ngữ, văn hóa, văn học Champa. Ông được nhiều người biết đến với tư cách là một nhà thơ song ngữ, viết bằng cả chữ quốc ngữ và Chăm ngữ. Có thể nói, sáng tác thơ là lĩnh vực đưa tên tuổi ông đi xa nhất: hai lần đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với hai tập thơ Tháp nắng và Lễ Tẩy trần tháng Tư, và Giải thưởng Đông Nam Á với tập thơ sau.
Nhưng ở đây, chúng ta nhắc đến ông với tư cách là nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhất là về thơ ca Việt hiện đại, đặc biệt là thơ thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu, phê bình thơ ca là lĩnh vực định hình phong cách Inrasara: mạnh mẽ, trung thực, có nhiều phản biện thẳng thắn, nhiều khi quyết liệt đúng với bản tính người Chăm, đặc biệt là rất nghiêm túc, tận tụy và luôn có những tìm tòi, phát hiện mới mẻ. Continue reading

NHẬN ĐỊNH CỦA NGUYÊN NGỌC

Youtube, 4-3-2016: “Văn Việt: Lễ trao giải lần thứ nhất, từ 56:12-57:15
2016-3-3.17
Về lĩnh vực nghiên cứu phê bình, đóng góp của Inrasara là rất quan trọng.
Tôi luôn quan niệm rằng lí luận phê bình phải đi sau sáng tác; bởi có sáng tác thì lí luận phê bình mới có cái để tổng kết. Nếu tổng kết tốt thì phê bình sẽ tác động và thúc đấy sáng tác phát triển.
Inrasara đã làm được công việc rất hay là so sánh những sáng tác thuộc nhiều trường phái khác nhau. Sự tổng kết của Inrasara mạnh dạn và quyết đoán, qua đó gợi ý và giúp cho sáng tác phát triển một cách có ý thức hơn.
Có lẽ Inrasara là người đầu tiên đã làm công việc độc đáo này trong nền phê bình của chúng ta. Giải thưởng dành cho Inrasara là rất xứng đáng.

Vanviet. ĐÁNH GIÁ PHÊ BÌNH CỦA INRASARA

“Hậu hiện đại”, “ngoại vi” và “tự do” – 3 từ khóa của “Hồ sơ biên bản so sánh”.
Vanviet, 4-3-2016

Ban Giám khảo Giải Văn Việt lần thứ nhất về Nghiên cứu Phê bình gồm nhà nghiên cứu Hoàng Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà văn Nguyên Ngọc, và nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhất trí với 5/5 số phiếu trao:
Giải chính thức cho nhà phê bình Inrasara với loạt bài Hồ sơ biên bản so sánh.

Là một nỗ lực dựng lên diện mạo thơ Việt đương đại, là những trăn trở về ý nghĩa và đóng góp thật sự của thơ cùng nghệ thuật nói chung, Hồ sơ biên bản so sánh dự định gồm 30 bài, đã đăng 19 bài trên Văn Việt đều đặn từ ngày 5/10/2015 đến nay.
Biên độ thơ Inrasara chọn lựa để “lập hồ sơ” là không giới hạn: thơ của tác giả trong nước và ngoài nước, thơ truyền thống (như lục bát) và cách tân (như tạo hình), thơ từ nhiều trường phái hiện đại và hậu hiện đại, thơ đa diện chủ đề từ tình yêu đến thời sự chính trị, thơ là trò chơi con chữ trong khung khổ mặt giấy đến trò chơi trình diễn trên sân khấu và đời thường… Tất cả đều cùng hướng đến hai mục tiêu, cũng là hai thao tác để anh đưa “hồ sơ” đến với độc giả: giới thiệu và so sánh. Continue reading

GIẢI THƯỞNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP LẦN 1 (2014-2015) DÀNH CHO INRASARA

2016-3-3.0
2016-3-3.01
Từ nhập cuộc nghiên cứu và phê bình văn chương Việt, tôi may mắn nhận được mấy giải thưởng.
Đầu tiên, năm 2010 là “Tặng thưởng Tác phẩm hay” trong năm của tạp chí Sông Hương dành cho bài “Hóa giải và hòa giải ba loài thơ hôm nay”. 5 năm sau – 2015, tạp chí Sông Lam cũng trao cho tôi Tặng thưởng dạng này.
Năm 2014, Nhập cuộc về hướng Mở đoạt Giải thưởng [chính thống] của Hội đồng Lí luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. Năm nay, chùm 19 bài phê bình “Hồ sơ Biên bản so sánh” nhận Giải thưởng của Văn đoàn Độc lập (2014-2015), là một tổ chức văn học phi chính thống. Continue reading

Tạp chí PLATFORM giới thiệu thơ Inrasara

PLATFORM – A Bi-Lingual Magazine Based on Literature and Culture, ISSN 2347-5242
Tạp chí PLATFORM Ấn Độ vừa giới thiệu Inrasara & hai bài thơ: “Ngụ ngôn của Đất/ Allegory of the Land” và “Chân dung nàng/ Portrait of a Lady” từ trang 46-49.

INRASARA – PHÚ TRẠM BIOGRAPHY
20-9-1957: Born in Cham Hamlet, Ninh Thuận Province, Central Vietnam
1982: Researcher for the Cham Script Editing Committee – Ninh Thuận Province
1992: Researcher at the Center For Vietnamese & Southeast Asian Studies, University of Social Sciences & Humanities Ho Chi Minh City
1998: free writer. Currently living in Saigon – Ho Chi Minh City
As of today, Inrasara have published seven books of poetry, three novels, four books of literary criticism, and twelve books on Cham culture. He is the Editor-in-chief of Tagalau magazine, an annual selection of Cham creative fiction, criticism, and research
Major awards: CHCPI, Sorbonne University (France, 1995), – Vietnam Writers’ Association (1997 & 2003), – ASEAN Writers’ Award (2005), Phan Chau Trinh Cultural Awards (for academic research, 2009)…
Award titles: Culture Person of the Year, VTV3 National TV Broadcaster, 2005 Continue reading

Giải trí cuối tuần: ĐINH LINH KHEN INRASARA LÀ NHÀ PHÊ BÌNH CHỊU CHƠI NHẤT VN

Đó là cái email từ hôm kia.
Tôi từng được nhiều nhà khen “xuất sắc”, “rất xuất sắc”, thậm chí Hoàng Ngọc Hiến còn cho tôi “lỗi lạc” nữa. Giấy trắng mực đen hẳn hoi, vậy mà chính vụ này của thi sĩ Đinh Linh khiến tôi khoái.
Bởi, CHỊU CHƠI – trúng phóc!
Chuyện như vầy: Thế hệ trước, cùng và sau tôi xuất hiện loạt thi sĩ chịu chơi. Sơ sơ có Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Hoàng Nam, Đỗ Kh, Đinh Linh, Lý Đợi, Bùi Chát, Nguyễn Tôn Hiệt, Vũ Thành Sơn, Nguyễn Hoàng Tranh, Lê Vĩnh Tài, Lê Anh Hoài… (í quên, Trần Nhật Quang nữa).
Tôi không nhập cuộc chơi với bọn họ, thì chẳng phải phí uổng cuộc chơi lắm ru!
Thế là, alê hấp: nhập cuộc, và… chịu chơi.

Hà Thanh Tú: Những cuộc đi và cái Nhà- cuốn sách về cuộc đời

[Đọc đọc tùy bút của Inrasara]
Báo Bình Thuận Cuối tuần, 20-11-2015

“Tôi không hiểu sao dòng họ Kut Gađak nhà tôi thuở ấy có dúm mạng mà sinh ra lắm nhân vật lỳ lạ thế. Chakleng đất văn vật thì miễn nói rồi, Chakleng làng cổ nhất Cham cũng miễn luôn, nhưng tại sao?”
Raxun Gamzatop, tác giả Đaghextan của tôi?(1) Không phải. Tác giả là Inrasara, một nhà thơ hiện đại của dân tộc Chăm. Lúc này tôi nghĩ: dường như những nhà thơ, đặc biệt là những nhà thơ có tài khi viết về quê hương, về dân tộc mình, dù là thơ hay thơ văn xuôi thì những câu thơ, câu văn đều có cánh, thấm đẫm tình yêu và nỗi nhớ trong từng con chữ. Với Inrasara, tôi đọc văn anh gần như hàng tuần, song lần này với tập tùy bút: Những cuộc đi và cái Nhà(2), anh thật sự đưa đến những điều mới lạ. Continue reading