ADEI BAIC XAP CHAM. Kadha 20. Học tiếng Cham qua thuật ngữ bóng đá

Ngôn ngữ một dân tộc phát triển qua sinh hoạt thường nhật: cày cấy, trao đổi thư từ, học tập, hay sáng tạo văn học… và cả trong vô vàn trò chơi! Nhưng mấy chục năm qua, có mấy ai trong chúng ta dùng ngôn ngữ mẹ đẻ viết thư cho nhau chứ đừng nói chuyện viết văn, làm thơ bằng tiếng Cham? Chơi “tiến lên”, ta cứ nhè tiếng Việt mà hô. Trong cuộc nhậu hay bàn chuyện ngôn ngữ K, Kh, G… “đại sự” cũng vậy. Mặc dù Cham rất ý thức về bảo tồn ngôn ngữ dân tộc. Ví hai người ngồi với nhau, dẫu có mặt vài người dân tộc anh em khác, nhưng Cham rất khó xài ngôn ngữ không phải là mẹ đẻ, nó kì kì sao ấy!
Câu hỏi đặt ra: tại sao tiếng Cham ngày càng lai tạp?
Làm biếng hay do thiếu từ? Tìm hiểu cho rốt ráo nguyên do là chuyện dài nhiều tập. Hôm nay chúng ta ngồi lại với nhau thử học tập nói ngôn ngữ mẹ đẻ; trước tiên qua thuật ngữ bóng đá. Chớ ỷ y chuyện dễ mà bỏ qua, bởi ngôn ngữ không gì hơn hình thành từ thói quen: nhiều người dùng mãi thành nếp mà thôi. Continue reading

ADEI BAIC XAP CHAM Em học tiếng Cham. Kadha 19. HARƠK: CỎ – NJAM: RAU

Harơk camcūk: cỏ có thể
Harơk kakhok: cỏ kựa
Harơk ralông: cỏ chạy bãi biển
Harơk jamo gao: cỏ đỏ đột ngột
Harơk abu: cỏ cháo
Harơk bbōk rimōng: cỏ mặt hổ
Harơk: cỏ; rác
Harơk girwak: cỏ cú
Harơk glām: cỏ tràm
Harơk kaloh: cỏ lác
Harơk karah: cỏ chỉ
Harơk karah mưriah: cỏ chỉ tía
Harơk ciêu: cỏ chiếu
Harơk ralāng: cỏ tranh
Harơk phīk: cỏ đắng
Harơk tei: cỏ ống Continue reading

ADEI BAIC XAP CHAM Em học tiếng Cham. Kadha 17. AKHAR TAPUK CHỮ, KIẾN THỨC

Akhar: chữ; kiến thức
Akhar tapuk: sách vở; kiến thức
Akhar di hayap: chữ trên bi kí
Akhar rik: chữ cổ, chữ hoa
Akhar tôr: chữ treo (viết tắt)
Akhar galimưng: chữ con nhện (viết tháu)
Akhar yôk: chữ viết thay dấu âm bằng chữ cái
Akhar thrah: chữ thông dụng
Akhar tapang: chữ [sách] gốc
Akhar tadūk ciêt: chữ [sách] đáy ciêt, sách cổ thuộc dạng quý hiếm
Akhar Bini: chữ Ả Rập người Cham Ba-ni dùng chép kinh Continue reading