Minh-triết-Cham-20. CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

[hay. Bạn sai mà không tự biết lại đi chê Chức sắc]

Hai năm trước, facebooker tút chê các vị Acar tụng kinh mà không hiểu gì cả, tôi mới nói: đó là biết một, mà không biết hai, ba. Không chỉ hệ Awal, mà hệ Ahier cũng hệt, thì một chức sắc Ahier kêu:

– Không phải đâu Tiến sĩ [nâng cấp tôi kiểu ấy], biết cả đấy nhưng người ta không nói thôi.

– Pô đừng nói vậy, “không hiểu là bí ẩn của Cham” – tôi nhẹ nhàng thế.

[1] Hỏi các thầy Doh Đam, hầu hết không ai hiểu mình đang “hát” gì. Tôi nói, không vấn đề gì đâu, đó không là việc của các bác, mà của Luận sư ‘Rasakarai’. Nhiều cụm từ hay câu chỉ được đọc 2-3 lần, riêng: “Bhummi ô papleh hu di Jơk” được tụng 7-8 lần ở thời điểm con cháu và khách đến đông nhất, nó như 1 TRỐI TRĂN cuối cùng trước khi sinh linh ấy “đi về”.

“Đất nước này sẽ về tay người Việt, các ngươi hãy liệu mà sống”.

[2] ‘Swahah’ là từ kết thúc một chương hay đoạn trong Kinh Ahier. Bên Gru urang, chữ cuối thường là ‘Hailaih’, như Amen trong Đạo Chúa, chỉ có phần lễ quan trọng Gru urang mới xài đến ‘swahah’.

Nó ở đâu và là gì? Từ tiếng Phạn svāhā  nghĩa là tốt đẹp, tốt lành.

[3] ‘Di ong nưmax Xibac kayong’ – câu đầu tiên được đọc trong các nghi lễ trọng đại thuộc hệ Paxaih, bên Gru urang cũng có dùng nhưng ít hơn.

Tiếng Phạn Namah Shivaya: nhân danh thần Shiva.

Agal Ahier thường xuyên xuất hiện chữ ‘Xiba Xibak’, tức Shiva. Mượn tiếng Sanskrit, Cham có 2 cách biến, hoặc lượt bớt hoặc thêm vào H, K.  Purva = Purbak, Uttara = Uttarak, Nagara = Nưgar, Phala = Phôl…

[4] Tên kinh lớn nhất được tụng 4 lần ở Đam ‘Ahier’, là ‘Brandhwa’, ta hiểu là kinh siêu thoát. Không sai, dẫu sao cụ thể hơn là như vầy:

Đó là ‘Brahmưdhwa’, người xưa đọc lượt bớt một âm thành ‘Bram-dhwa’, như ‘tamưkai’ đọc bớt thành ‘tamkai’ = dưa hấu. Là ‘Brahma-dhwa’! Brahma, tên vị thần tối cao của Bà-la-môn.

Dhwan’: là con đường. Cham có chữ ‘jalan dhwan’: đường sá, con đường nói chung, viết tắt thành ‘dhwa’. ‘Nao di dhwa’: đi “ngoài” đường, nghĩa là còn trên đường, chưa về tới nhà. 

Brahma-dhwa’ có thể dịch là “đường đạo”, con đường [đến với, trở về] Brahma.

Tạm giải minh chừng ấy, bởi AGAL Kinh là ẩn mật ít được lộ bày ẩn ngữ ra công chúng, bên Ahiêr hay Awal cũng hệt.

Bí hiểm là tính chất đặc thù của nhiều tôn giáo Đông phương. Các thầy hành lễ ít khi hiểu rành rẽ kinh, kinh càng bí hiểm càng tốt. Hiểu sâu là công việc của các luận sư hay học giả.

Nhà Phật chẳng hạn, thông hiểu kinh sách là các vị như Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Thanh Từ… Còn quý thầy hành lễ chỉ tụng và đọc kinh phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng đời thường, bỏ qua các kinh cao cấp, không cần tìm [để] hiểu cũng không sao.

Cham thì càng. Kinh không được hiểu, và không có quyền dịch. Các Acar tụng kinh như đọc các “liên âm” với giai điệu khác nhau cho mỗi kinh ở mỗi lễ. Thế nên vừa qua có người dịch Kinh Awal gửi tôi, tôi mang sang cho vài Imưm, họ nói như vậy đâu còn gì linh thiêng! Và gạt đi.

Kinh Cham Bà-la-môn không khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *