NGHỊCH TẶC & NGÓN TỦ CỦA TÔI

Đăng tút “20 năm dựng được 1 đội hình [bóng]”, nhiều bạn văn và ngoài văn tỏ ý lo cho tôi. Kêu quan tâm vừa mất thời gian, thêm nặng lòng. “Bỏ qua tất đi, cho nhẹ người, Sara ơi”.

Tôi nói, 30 năm nhập cuộc chữ nghĩa, bao phen lâm trận, tôi dư thừa đòn thế cho mấy trò vụn ấy. Tạm chia 3 phương sách:

Hạ sách: Chửi lại, càng nặng càng tốt; tôi chưa hề xài tới ngón này. 

Trung sách: “Sapa”, cứ như Sara đã đắc đạo. Đắc đạo sao đặng, trong khi hồn mình trì nặng, mãi cõng cô gái lỡ đường kia đến tận chùa [xem: ngụ ngôn Thiền].

Tôi khác chứ, thượng sách.

Gặp kẻ nghịch thiếu thiện chí, hay ác ý, “bọn chúng nhiều vô số kể, và sinh phận của mi không phải là làm kẻ đuổi ruồi”, dưới dấu hiệu của Nietszche – tôi:

– Hiểu facebook là miền đất tương tác, tôi không ra vẻ cao đạo, mà nói rõ một lần, rồi thôi. Ở đây, cũng có kẻ nghe lọt tai chứ không phải không. Ngược lại, “khi không thể yêu thương được nữa, hãy im lặng tha thứ mà bước qua” – lại Nietszche. Bởi nếu họ không sáng mắt ra, có nói nữa cũng phí lời

– Sau đó tôi lập “hồ sơ” với ngày tháng cụ thể, đặt tên file, save, rồi quên.

– Hôm nào rảnh rỗi, lục hồ sơ dùng nó làm chất liệu cho ngụ ngôn hậu hiện đại, bỡn cợt [xem bài-1]. Tôi biến chúng thành dưỡng chất cho tinh thần tôi, làm phân bón cho thế giới chữ nghĩa tôi.

Như Nietszche: Cái gì không giết được tôi làm cho tôi mạnh lên.

Thế nên, xin nói lời cảm ơn anh chị em, các bạn facebook đã yêu Sara, mà nhắc nhở.

Karun!

+

Ngụ ngôn Hậu hiện đại-12. NHÀ THƠ & ÔNG LỚN

[trích đoạn đối thoại Đỗ Hoàng và ông Lớn, phim đã trình chiếu]

– mời vào…

– dạ bẩm ngài, cho em đi thẳng vấn đề ạ… thằng này thơ tiếng Việt “vô lối, tắc tỵ” 

– tắc tị vậy sao lại được đưa vào chương trình sách giáo khoa hỉ… ta còn nghe nói ngoài kia nhiều tạp chí lớn đăng thơ hắn, nhiều tuyển thơ danh giá chọn in nữa…

– bọn Tây không biết… chúng bị hắn đánh “lừa”… tiếng Việt hắn “lôm côm, quái đản”…

– cái này để ta xem lại.

– thế mà… “Hội Nhà văn ba lần trao giải cao cho hắn là tát tai Đại Việt ông cha ta.”

– ta biết… ta biết… nhưng mi khép khép cái mồm cho nhỏ lại xíu.

– em có thơ vịnh hắn: “Đại Việt chưa bao giờ nhục thế/ Dân Hời chủ tịch thơ nhà ta!”

– cãi à… ta cho ăn bạt tai bây giờ… mi không hiểu nói thế là hại ta sao?

– dạ thưa… nhưng…

– nhưng thế nào?

– em phát hiện ra, hắn: “Phổ thông chẳng được bao lăm chữ/ Sức học thì đâu mới lớp ba!”

– lớp ba lớp biếc gì ta không cần biết, chỉ biết hắn được các Sứ quán, các Tổ chức với vô số Đại học trong và ngoài nước mời thuyết trình… về Văn chương Việt đương đại, về Hải sử và Văn hóa biển Cham, về Môi trường, bao nhiêu thứ. Chớ mi có ai mời nào… nói đi, có thằng Tây nào mời?

– ớ… ớ… bẩm…

– tiễn khách!

Ngụ ngôn Hậu hiện đại-12. NHÀ THƠ & ÔNG LỚN-2

[trích đoạn đối thoại Đông La và ông Lớn]

– thư kí ta đã đọc thư mi gửi rồi…

– anh này mới “vĩ cuồng”… ảnh “cho trường học, quê hương, Tổ quốc, ý thức hệ, văn chương, triết lý là quá chật đối với anh ta.”

– nó mô tả “Thằng Hoang” chớ không phải ảnh… mi nhầm giữa nhân vật và tác giả rồi…

– ảnh dám đưa “ngôn từ tục tĩu” vào thơ làm nhơ nhuốc tiếng Việt… bằng chứng Ngài đọc đây…

“… Hắn đã tặng cho hoa hậu lớp

Msa một bụng rồi bỏ đi mất

tăm dặn đợi anh em nhé, mười

năm chờ hết nổi nàng chửi gió

đợi nó cho mệt cái lồn vụt

cưới chồng Hamu Crok…”

– ta đọc rồi… con Msa nó chửi “thằng Hoang” đó chớ…. mà chửi cũng đáng lắm. Gặp mẹ ta ngày xưa, bà còn đòi lôi đầu cái thằng đó về mà “dí” nữa…

– chuyện này mới nguy, anh ta “lợi dụng lòng yêu dân tộc Chăm, khao khát trả thù qua bài thơ mang đích danh “Trả thù”… khơi dậy lòng hận thù giữa các dân tộc…”

– mi bậy rồi… xem thường ta à? Nó nói trả thù là thiên nhiên trả thù con người, chớ có Cham hay Việt nào ở đây… mi tráo trở vừa vừa chớ…

– dạ thưa… “anh ta thể hiện tư tưởng chống chế độ; chê bai đất nước nghèo khổ, tố cáo chế độ để dân chúng khổ đau trong dịch covid 19; tố cáo đất nước Việt Nam không có tự do, dân chủ”… anh ta…

– thôi… thôi… ba lần mi lừa rồi, chuyện lớn và rõ như ban ngày thế mà mi còn dám, huống hồ…

– tiễn khách!

– ớ… ớ… dạ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *