CĐCB đối thoại với Inrasara, bài-5. TẠI SAO GỌI AHIÊR AWAL TUY HAI MÀ MỘT?

– Nhà thơ có viết: “Trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng và cả đời thường, hai hệ phái này tồn tại vô số chỉ dấu cụm từ Ahiêr Awal “tuy hai mà MỘT” là chuẩn không cần chỉnh. Cả hai thâm nhập vào nhau, hòa hợp và hòa quyện nhau, lệ thuộc và cả làm vướng chân nhau.” Và khẳng định rất lạ: Pô Rômê muốn thế, mới lạ!” Ông có thể nói rõ hơn…

– Này nhé…

Chuyện nhiêu khê nhất chính là Xakawi dùng chung, bên này lệ thuộc bên kia và ngược lại. Thế nên không năm nào Halau janưng và trí thức Cham không mang Xakawi ra bàn, bàn mãi vẫn không xong.

Dịp Xuk Yơng, Halau janưng bên Ahiêr được mời vào Sang Mưgik Awal để bàn thống nhất, nhưng rồi thế nào cũng lại sai biệt. Các nhà “khoa học” vào cuộc càng thêm rối rắm. Thế mới là… Cham.

Nếu thống nhất, hết chuyện bàn rồi còn gì. Không xong, mới hay, để sang năm GẶP NHAU bàn tiếp. Pô Rômê muốn thế!

Cham Ahiêr không kiêng thịt heo, tuy thế bà con tuyệt đối không cúng thịt heo trên tháp, tế thần các loại cũng không dùng đến luôn. Sự thể có nguyên do sâu xa đầy tính nhân văn của nó. Để hai bộ phận Cham hiểu, mà nhường nhịn nhau.

Pô Bin Thôr dạy thế. Ai – sinh linh Cham dám chống Chế Bồng Nga, giơ tay lên nào? Thanh long đao ‘bat palidao’ Ngài khỏ cho một nhát u đầu luôn!

Áo, chức sắc Ahiêr mặc là của “nữ”, còn Awal là áo “nam”. Áo Acar ‘lah tada’ “mở phần ngực, và có 3 ‘kacing’ “nút”; áo Paxeh thì ‘ikak talei’ “buộc dây”. ‘Kadung’ “túi” Acar biểu thị cho “2 hòn”, “túi” Paxeh đích thị là “bướm”.

Trải chiếu cúng, thì “Pô pađaang, Yang pagrwak” (Cúng Pô thì [trải chiếu cói] ngửa, cúng thần thì úp). Ngửa tượng trưng cho Awal, úp tượng trưng cho Ahiêr.

Lưu ý thêm, hai món này liên quan đến tinh thần sinh thực khí Cham.

Karah mưta (nhẫn có mắt) là dấu hiệu độc để Cham nhận ra nhau, vụ này yut Quang Cẩn có giai thoại rất vui, nên kể lưu truyền. Nếu nhẫn Ahiêr có “4 mắt” thì Awal đeo nhẫn “6 mắt”! Riêng Inrasara tự làm cho mình “8 mắt” bởi ổng là Luận sư ‘Ahiêr Awal’!

Đó là các hiện tượng nhỏ lẻ vô cùng độc đáo trong tôn giáo Cham, tại sao?

Cham Bà-ni (Cham Awal) và Cham Bà-la-môn (Cham Ahiêr) là không thể phân li. Từ đó cặp đôi từ ‘Ahiêr Awal’, ‘Cham Bini’, ‘xa-ai Cham adei Bini’… xuất hiện với tần suất rất cao trong đời thường, trong ngôn ngữ lẫn văn chương. Từ Ariya Cam Bini xa xưa đến tận nhạc sĩ Đàng Năng Quạ thời hiện đại.

Chối bỏ chúng là quay lưng lại truyền thống tốt đẹp của ‘muk kei’ Cham rồi còn gì.

Và đây là điều trọng đại cuối rốt [mà chưa hẳn là cuốt cùng].

Cham Ahiêr Awal thờ phụng chung nhiều Pô Yang thì hẳn rồi. Có ai thấy chức sắc hai tôn giáo nào trên thế giới PHỐI HỢP nhau thực hiện nghi lễ chung cho dân tộc như Cham chưa? Cham Bà-la-môn và Bà-ni đã làm như thế.

Tạm kê 5 lễ:

‘XUK YƠNG’ được coi là đẹp nhất. Tại đó tất cả các vị chức sắc Cham Awal [mời thêm 3 vị Pô Adhya trụ trì ba đền tháp trong khu vực và thành phần trí thức hiểu biết tham dự] họp mặt để bàn về các vấn đề tôn giáo.

PALAO PAXAH Chức sắc tôn giáo xuất hiện qua các cặp biểu hiện cho cặp Nam – Nữ, như: Paxeh – Acar, Kadhar – Pajau, Mưdôn – Ka-ing, Ông Binơk – Ông Hamu Ia.

RIJA NƯGAR và các lễ Rija, cả hai bên ‘Ahiêr Awal’ cùng thực hiện tương tự nhau.

BBANG PABE, ‘Cham Ahiêr’ trân trọng mời cấp Acar vào palei mình hành lễ này.

MƯLIÊNG BIMÔNG, cấp Acar và nhất là tín đố ‘Cham Awal’ thường xuyên lên tháp cúng tế. Và nhiều nữa…

Cũng là những điều không một Muslim nào chấp nhận làm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *