Đám tang Cham ‘Ahiêr’-21. CẢI CÁCH KHÁC CHỦ NGHĨA TÙY TIỆN THẾ NÀO?

[đăng lại bài cũ có chỉnh sửa, chuẩn bị cho thảo luận mới]

Năm 2018, bàn về Sân Đa năng ở Chakleng, một bạn facebook cho rằng ở Pajai đã “cải cách” trước đó khá lâu. Không sai! Nhưng đó không là cải cách đúng nghĩa, mà là thay đổi nhỏ lẻ, tùy hứng.

Thế nào là cải cách? Có 4 điểm: [1] Công cuộc xuất phát từ một Ý tưởng rõ rệt; [2] ý tưởng được Thực hiện rốt ráo; [3] có Quy ước và sự tuân thủ quy ước; [4] cuối cùng là cải cách kia Ảnh hưởng lan rộng.

Chakleng nhiều cải cách, tạm diễn giải 3 cải cách liên quan đến Đam.

Việc chuyển từ ‘Đam that’ sang ‘Đam thu’, do đòi hỏi thiết thực về vệ sinh cộng đồng, hội thảo được mở ra, bà con đồng tình, từ đó Chakleng thực hiện. Tất cả dân làng đều tuân thủ Quy ước, tuyệt đối không ai phá lệ. Từ đó ‘Đam thu’ lan rộng ra hầu hết các palei Cham Pangdurangga.

‘Kut’: Đáp ứng nhu cầu làm đẹp khu linh thiêng, vừa tránh tình trạng phân biệt đối xử ‘lihin’ và ‘siam’, ‘Pô Adhya’ Hán Bằng đã làm cải cách lớn thuận lòng họ Gađak và dân Chakleng chấp nhận, sau đó không lâu công cuộc ảnh hưởng cả cộng đồng. ‘Kut’ được hiện đại hóa, ‘klong’ sinh linh Cham lành và không lành được hội về ‘Kut’ chính, chỉ phân biệt bởi một tấm ván vô hình!

Ráo riết hơn cả là việc cải cách sân làm đám tang gọi là Sân Đa năng.

Đầu thập niên 1970, ở Chakleng và các làng Cham được chính quyền tài trợ xây nền đám [Chakleng có 2 nền] cùng vài vật dụng cần thiết, cuối cùng bị dở bỏ. Sau đó các làng cũng có vài “cải cách” nhỏ, rồi chỉ dừng ở đó không hơn.

Sân Đa năng xuất phát từ nhu cầu lớn, qua nhiều cuộc họp và quyết, cuối cùng palei đã dựng nên một cụm công trình tổng hợp, gồm: Sân lớn đủ lắp ráp 3 rạp cho một đám, Khu vệ sinh và Nhà Trang điểm, Hầu hết dụng cụ chính cho đám, cùng tất cả Trang thiết bị cần thiết.

Sau hai năm, đã có vài palei lên kế hoạch nhân rộng mô hình này.

Và đâu là Tùy tiện?

Đầu thập niên 1970, bởi quá thương mẹ – một anh Cham Awal đã cho đúc bia đặt nơi mộ phần của thân mẫu trước ngỡ ngàng của mọi người. Nửa thế kỉ đi qua, Ghur Nghĩa trang palei Cham Bà-ni ấy lác đác mọc lên vài tấm bia tương tự [và hơn thế nữa].

Mới đây một bạn facebook cho biết “nghĩa trang” Cham ‘Ahiêr’ ở Pajai vài chục năm qua cũng đã xuất hiện các bia mộ [và hơn thế nữa] theo thể điệu của mình.

Đó là sự thật đã và đang diễn ra. Dẫu sao ảnh hưởng từ hai hiện tượng “hiện đại hóa” kia chỉ bó hẹp trong phạm vị nhỏ, ít nhiều bị dị nghị, phản ứng. Tại sao?

[1] Nó đi ngược lại tinh thần vô danh của minh triết Cham.

Vị vua tài cao đức trọng có công lớn với dân tộc mới được dựng tháp để thờ [như Pô-Klong Girai], kém hơn thì chỉ được dành khu vực riêng với tấm bia tưởng niệm [Pô Klong Halau là điển hình], còn lại tất cả quần chúng đều VÔ DANH và bình đẳng trong ‘Kut’ có thể đến ngàn năm.

Cham Awal mang truyền thống ‘mik wa đih di tada gaup’ “nằm trên ngực nhau”, thế nên dù thuộc hệ phong tục địa táng, sinh linh Cham Bà-ni khi mất đi chỉ chiếm rất ít phần đất cho mình, mà dành đất cho các thế hệ con cháu đến sau.

[2] Nó phản truyền thống.

Truyền thống Awal thì rõ rồi, không bia mộ không tên tuổi, ta mới cho con cháu nằm trên ngực ấm áp, chớ gắn tên riêng để chiếm riêng ta một cõi thì không thể rồi. Các vị ‘Halau janưng’ Awal biết, nhiều trí thức biết và phản ứng nhưng cứ “sapa”. Cham mà!

Còn truyền thống ‘Ahiêr’ quan niệm thời gian chôn chỉ là gửi nhờ Thần Đất giữ đợi ngày lành tháng tốt cải táng cho hưởng đám thiêu. Ta lập bia mộ [và hơn thế nữa] để ghi danh thiên cổ mà làm gì cơ chứ!?

[3] Cuối cùng, nó phi thời, nghĩa là không hợp với phát triển của thời đại.

Không hợp thời với Cham ‘Ahiêr’ thì rõ rồi, hao tốn vô ích. Rồi từ bia mộ nhỏ xíu đến lăng to đùng chỉ cách nhau có bước chân.

Đất đai ngày càng khan hiếm, Cham Awal làm tùy hứng thế vừa thiếu bình đẳng vừa lấn chiếm phần đất của người sống, nếu thế ghur mênh mông như Pabblap Birau chỉ có thể qua trăm năm là phải dời đi. Có nên không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *