Ý KIẾN CỦA SARA VỀ ‘NGÀY TIẾNG VIỆT’

[trích Vì sao cần có ‘ngày tiếng Việt’?]

RFA, 9-3-2021

Trao đổi với RFA vào tối ngày 8/3, nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, chia sẻ quan điểm của ông rằng tiếng Việt là tiếng phổ thông trong đất nước đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Tiếng Việt cần được tôn vinh để, thứ nhất để người Việt ý thức về sử dụng ngôn ngữ, và thứ hai cho người dân tộc thiểu số hay người bản địa cần giỏi tiếng Việt để diễn đạt tiếng Việt trong giao tiếp [với nhau, với người Việt và dân tộc khác] đồng thời viết chuẩn và hay hơn.

Nhà thơ Inrasara khẳng định rằng tôn vinh tiếng Việt không tạo mặc cảm cho ngôn ngữ dân tộc thiểu số, mà chính sự tôn vinh đó làm thức tỉnh ý thức ngôn ngữ dân tộc trong tâm thức họ.

“Tôi là người biên soạn [chung và riêng] bốn cuốn tự điển song ngữ Việt-Chăm, Chăm-Việt, tôi còn viết cuốn sách ‘Tự học tiếng Chăm’ với mục đích giúp người Chăm giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình. Gia đình tôi sống ở Sài Gòn 30 năm mà vẫn nói tiếng Chăm với nhau. Tiếng Việt là tiếng phổ thông ở Việt Nam, trau dồi tiếng Việt là điều cần thiết để tất cả các dân tộc có thể nói tiếng Việt tốt, đồng thời biết về tiếng dân tộc của mình cũng rành. Ý thức về tiếng Việt và ý thức về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, của dân tộc bản địa và của dân tộc thiểu số. “Ngày tiếng Việt theo tôi là rất cần thiết.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *