LÀM THẾ NÀO CẤP TAPAH CÓ THỂ RỜI BỎ “TAM CHÚNG”?

[hay: “Chuyện Hoàn cảnh Cham và “Luận sư” Inrasara]

1. Thử tưởng tượng một đạo sĩ Cham, sau khi HỌC cho ra học (15-30 tuổi), Ông đi vào đời lấy vợ sinh con, nuôi chúng khôn lớn. Thực hiện xong bổn phận TAM CHÚNG (30-60 tuổi), để sau tuổi 60, Ông rời bỏ gia đình để HÀNH ĐẠO.

Không còn rừng để vào, Ông lang thang qua các palei hành lễ cho tín đồ, ăn ở đó; xong lễ, Ông sang ngụ và ăn uống ở nhà ‘xêh’ HỌC TRÒ.

Đúng ra phải vậy, nhưng không.

Mất nước, Cham bị đứt truyền thống trong thời gian dài;

Các đạo sĩ giỏi nhất rời đi, hay đã mất;

Cuộc sống Cham hiện đại nói chung còn rất thấp.

Do đó ‘Halau janưng’ không thể làm tròn bổn phận 2 giai đoạn trọng yếu trước đó, là: 15 năm HỌC, và 30 năm cho “TAM CHÚNG”: Dưỡng mình (tu thân), nuôi gia đình (tề gia) và gánh vác việc xã hội (trị quốc).

Thế là, sau tuổi 60 ta vẫn còn mắc kẹt lại ở NHÀ.

2. Cá nhân Sara dù đã chu toàn 2 giai đoạn kia, cũng bị dính mắc!

Nguyên do từ HOÀN CẢNH CHAM.

Bạn FB Hong Nguyen còm: “Sau 60 mà đi vào rừng xa lìa gia đình, xã hội là… trốn tránh. Tất cả sự hiểu biết và kinh nghiệm phải được phụng vụ nhân quần xã hội và gia đình.”

Tôi nói: “Tôi xem việc sắm vai chủ hộ nuôi vợ con, nghiên cứu ngôn ngữ và văn chương Cham, sáng lập và chủ biên Tagalau, phê bình văn chương Việt hay thuyết trình gì gì đều thuộc phạm vi “tam chúng”.

Do đó từ 55 tuổi tôi dần chuyển giao Cty cho bà xã, Tagalau cho thế hệ trẻ, và… để RỜI BỎ ngôi nhà, từ nhiệm các vai trò kia để hành ĐẠO. Nhưng đâu là chốn dừng chân?

3. Cham chưa có NHÀ CHUNG [tôi đặt vấn đề này từ 3 năm trước].

Tôi không ăn bám con cái, và dù đủ khả năng tự nuôi sống, nhưng đâu là NƠI cho “luận sư” Inrasara trú ngụ, để hành đạo?

Tầm như Inrasara, ở Tây phương thời kì Khai sáng đã có mạnh thường quân là Nhà Quý tộc hay Công chúa rước về lâu đài ăn ở để thuần suy tưởng và sáng tạo. Cham thì KHÔNG.

Trong khi ngày qua ngày tôi chỉ suy tưởng về Cham, nhập cuộc để giải quyết những vấn đề Cham. 24/24 – vô vị lợi.

E. Conze trong tác phẩm về Phật giáo, viết đại ý: Xã hội hiện đại khuynh hướng xem con người trầm tư mặc tưởng như kẻ ăm bám, trong khi ngược lại, chính sự có mặt của họ mới biện minh cho sự hiện hữu phi lí của con người trên mặt đất này.

Đạo sĩ Cham không rừng, mà cũng không NHÀ. Tuyệt vọng chăng? – Không!

Ông phải làm một cú NHẢY: nhảy vào xứ Vô Sở Trú!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *