ĐÓN RAMƯWĀN: VUI TÍ, BỚT NÓI TO TÍ, TẬP NÓI LỜI KHEN TẶNG TÍ

Ramưwān, như người đời kêu: Tết Bà-ni. Ừ thì cứ tạm kêu Tết.

 

KHIÊM TỐN XÍU, ĐỂ BỚT NÓI TO ĐI. Câu chuyện.

Hè 1999, anh em văn nghệ sĩ tự do Sài Gòn với vài bạn thơ hải ngoại lang thang. Sau giờ trưa, Nguyễn Tấn Cứ kêu có việc, về trước. Đinh Linh mới nói: Anh Inrasara ngồi thêm tí với anh chị em. Dường Vũ Trọng Quang nói: Là Cứ, đây mới Sara.

– Sáng giờ mãi nhầm – Đinh Linh cười cười, sao anh Sara tiếng Việt dễ hiểu, trong khi ảnh Việt nói tiếng Việt lại rất khó nghe…

Đâu là trở ngại? Ham nói cao hay tư duy thiếu mạch lạc?

 

Vụ văn nghệ nhắc nhớ câu chuyện Cham hôm qua ở FB Ysa Cosiem. Anh Ysa trích Từ điển bỏ túi của tôi. Tôi viết THRE: nợ, thế là anh Karim từ đâu trờ tới bắt bẻ rằng sai, “tam trùng âm” này phải viết THRAIY. Tôi còm qua loa như vầy:

“Đọc cuốn sách nào bất kì, cần đọc LỜI NÓI ĐẦU, mới xét nét nó. Từ điển bỏ túi này chủ yếu dành cho người ko biết/ ít biết Akhar thrah nhưng rành tiếng Việt. Ở tất cả công trình, tôi đều chuyển tự: THRAIY, riêng ở đây là phiên âm Việt cho người biết tiếng Việt dễ NÓI tiếng Cham”

Rất đơn giản và rõ ràng: PHIÊN ÂM – cho đối tượng: KÉM AKHAR THRAH, chứ từ điển đó tôi không viết cho người đã khá giỏi – Và mục đích: NÓI tiếng Cham.

Thấy anh NÓI TO, nổi hứng lên, tôi mới đùa tí: “Tam [vi] trùng âm”! Thế là anh chưởi: “Dốt thì học chớ đừng xiêng xỏ (sic). Đừng đố kị!”

À, dốt thì dốt rồi, Cham có ai chuyên gia ngôn ngữ đâu, ngoài Can Quang, và phần nào đó Phú Văn Hẳn. Chớ vụ học thì anh không biết nên nói càn [Thi sĩ PHT tặng tôi biệt danh tôi rất khoái: HỌC SĨ].

 

Lại nhớ câu chuyện khác có chút liên can. Từ Ban Biên soạn sách chữ Chăm, chúng tôi xuống trường kiểm tra tiếng Cham, vào palei thâm nhập thực tế. Có bạn đồng hành đụng chuyện là đem ngôn ngữ học cao cấp ra giảng với những âm vị, âm tiết, âm vực… cho bà con nông dân chân đất. Tôi mới nổi máu mát lên, đùa tí:

– Mấy thứ âm đó bạn siêu rồi, riêng âm hộ với âm mao học, bà con ăn đứt bạn đấy!

VUI TÍ kiểu ấy được cái đã khiến anh bạn cụt hứng với các chuyến thực tế cao/ thấp cấp kia, rồi từ bỏ. Phiền là, cũng từ ấy quay sang… ghét Sara. Kệ!

 

Thêm cái vụ: “ĐỪNG ĐỐ KỊ”

Mèng đéc toi đâm ơi, đây là lần đầu trong đời tui đón nhận lời khuyên kiểu này từ… Chàm tui. Tôi vốn được thế giới ngoài Cham gán cho lắm biệt danh hơi TO, trong đó có cụm từ “Chăm khủng” (dường của Dang Than). Vụ này dễ suy ra, kẻ mà Sara tui đố kị kia hẳn phải là sinh linh siêu khủng, hoặc siêu… khùng.

Không “đùa tí” nữa, xin đóng thùng thắt ca-ra-vát một lần ăn nói trịnh trọng coi thế nào. Thường thì nhân loại đố kị với kẻ HƠN mình, về 3 thứ: Tài, tiền và tiếng. Lẽ nào Sara tui lại dại dột mang thân đi đố kị với một sinh linh Cham nào đó? Trong khi tui nói hoài nói mãi: Tôi coi mỗi Cham [kể cả cha mẹ tôi, anh chị em bè bạn tôi, và tôi] như là SINH LINH SỐNG SÓT ĐẦY THƯƠNG CẢM.

 

Jaya Hamu Tanran mất, khóc bạn, tôi viết lời khen tặng, nhấn vào điểm chính ở khởi đầu: Bạn phát triển ổn, và dư luận nghe cũng ổn.

Trà Vigia mất, tôi cũng làm hệt, dù nếu vạch lá, không khó tìm ra cả đống sâu. Một bạn thân tôi có biết Trà, kêu: “Mầy làm hư T đó. Hư do lời khen quá của mầy.” Không sai! Tôi muốn nói, tại đây tôi khen đúng [như một người bạn theo nghĩa Mạnh Tử], còn sau đó Trà phát triển hư đốn tới đâu, là chuyện riêng yut ấy.

Việc của tôi là nhìn ra bộ phận ngon lành của Cham, và KHEN.

Như tôi khen [thật] Trầm Ngọc Lan: “thiên tài” là thiên tài của thuở ban đầu lưu luyến ấy (xem Chuyện 40 năm…), còn việc bạn thơ này tiêu tán đường đâu là chuyện riêng của họ.

Thầy Nguyễn Văn Tỷ tổ chức năm sinh 85, tôi viết lời khen tặng để tôn vinh người có công với cộng đồng. Một Cham kêu: Có gì đâu mà khen thế. Tôi nói: S viết với đầy đủ tang chứng mà. Tiếp: Để cho người ngoài khen, ai lại tự khen? Tôi kết:

Lẽ nào Cham mãi chê nhau, chưởi nhau mà không học biết khen nhau, nói lời yêu thương nhau!

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *