Adei baic xap Cam Em học tiếng Cham. Phụ lục 11: TRUNG TỐ N

tặng Tùng Long & Thập Văn Sự]

Tôi vừa đọc cuốn “Di tích và Lễ hội của người Chăm Bình Thuận” do Lâm Tấn Bình chủ biên, NXB Tri thức in năm 2016. Nghĩa là đọc sau 2 năm sách ra đời, mình lạc hậu quá rồi là gì!
Đây là công trình kĩ càng, khoa học, rất tiện cho tra cứu. Karun anh chị em rất nhiều về nỗ lực này. Tiếc, nếu ta cẩn thận hơn về CHỮ, công trình sẽ bớt đi những hạt sạn.
Ở đây không phải chỗ để bình luận về một cuốn sách, mà gợi chuyện để… HỌC: 1 chữ thôi, cũng đủ bàn về ngôn ngữ.

Sách viết: BINAK: [cái] đập.
Một chữ mà sai đến 1 rưỡi lỗi chính tả! Tại sao?

Tiếng Cham có 5 tiền tố, và 1 trung tố: Trung tố N. Trung tố N có tác dụng biến một động từ thành một danh từ:
Dih: cấy – Da + N + ih = danih: mạ
Pôic: nói = Panôic: lời nói
Dōk: ngồi = Danōk: nơi cư ngụ; đền
Bāl: vá = Banāl: miếng vá
Giêup: gắp = Ganiêup: cái gắp
Vân vân…
Lối cấu trúc này góp phần làm phong phú tiếng Cham mà ông bà ta không cần sáng tạo thêm “âm” nào khác để tạo từ mới.
Dĩ nhiên trong ngôn ngữ, cái sai khi được dùng nhiều đến quen miệng cũng thành đúng. Ví dụ: Juk: cậy = Janhuk: [ông, bà] mai
Lẽ ra phải nói như palei Pabblāp Birau: JANUK, mới phải phép cấu trúc từ có trung tố N. Tuy thế, nhiều palei Cham đã nói Janhuk (thay N bằng NH), thành quen nên vẫn… không sai.

BINAK: [cái] đập, thì khác.
Vài năm qua cộng đồng Cham nẩy nòi vài nhà nghiên cứu Tuytienism (theo Chủ nghĩa Tùy tiện) muốn làm khác thiên hạ, nên cứ ông bà Cham viết Ư thì ta viết A, viết A thì ta U hay I, mênh mông thiên địa. Ví dụ:
Patao (vua) thành Putao
Takuh (chuột) thành Tikuh
Mưta (mắt) thành Mata
Mưlau (xấu hổ) thành Malau…
Chi không biết!?

Trở lại câu chuyện chúng ta. Theo quy luật cấu trúc từ có trung tố N:
BƠK (hay BEK): đắp, thì phải BA + N + ƠK = BANƠK (hay BANEK)
Về chữ này, có người viết BINƠK; còn palei Chakleng tôi nói: BANƯG [như có poh G ấy]; nhưng chính xác phải là BANƠK (hay BANEK).
Đấy đấy, bà con thấy đó: Đâu phải Chakleng tôi sai mà tôi cứ một mực bênh/ cãi cho đúng!

Comment.
Thập Văn Sự: Chủ nghĩa tùy tiện muốn biến Ư thành Â, nhưng càng tùy tiện hơn viết  hay A cũng được. Khi đọc phải mất thời gian suy nghĩ mới hiểu nổi, khi nói ra họ ghép cho mình trình độ Akhar thrah thấp kém. Vd: mưtưh (nửa) viết thành matah, matah (chưa chín) đố ai hiểu và phân biệt nổi.
Quang Cẩn: Cái này là sai rồi cố bám. Kí tự đẻ mới cho âm Ư là Â. Tự chúng thấy bậy chữa lại thành âm A để khỏi phải viết Â. Tưởng gở được rối, hoá ra lại càng rối hơn. Mưtưh thành matah, talei brưng thành brang, nghĩa khác nhau. Kiểu cố bám này có lẽ tới chết mới hết. Đành chờ xem tuồng mới vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *