HIỂU THÌ YÊU HƠN – Ngoại bản. Cuộc chơi, quy ước, đóng thùng & tháo cà vạt

[Đôi khi điều nghiêm túc ta phải nói bằng giọng bông lơn để nó nhẹ gánh đi, và lắm lúc chuyện chỉ đáng cười một tiếng ta lại đóng thùng trịnh trọng – vậy mới thành đời]

Tôi là nhà văn dấn thân, tỏ thái độ về nhiều vấn đề; tôi còn được người đời gán là nhà nghiên cứu văn hóa Cham nhập cuộc xã hội; mà với Cham: cư dân tản mác, tài liệu thất tán và chìm khuất, thì việc hiểu và diễn ngôn nền văn hóa đó là điều khó – tôi biết. Ý kiến, thái độ, diễn ngôn của tôi về vấn đề nào đó có đúng có sai, có người chấp thuận có kẻ không. Tất cả cần được trao đổi. Trao đổi không cần thiết đi đến thống nhất, mà để mọi người tham gia sáng tỏ được nhiều cạnh khía của vấn đề.
Facebook là cuộc chơi. Cuộc chơi nào các bên tham dự cũng cần tuân thủ vài quy ước. Chủ đề là “Hiểu thì yêu hơn”, chứ không phải tranh hơn thua, giỏi kém. Nó nằm trong hệ thống “Minh triết Cham”, ở đó tôi muốn nói lên cái cốt tủy và tốt đẹp nhất của tinh thần con người Cham và văn hóa Cham; thế nên để tránh ngộ nhận không đáng có, xin báo cáo đồng chí, đồng bào và các bạn [FB] vài quy ước về trao đổi cùng tinh thần viết còm để các bạn FB cùng tỏ tường:

A. Quy ước 6 điểm
1. Không lạc đề và ngoài lề.
2. Không xâm hại đời tư cá nhân tôi hay bạn FB nào khác.
3. Like và viết vài từ khen thì được, nhưng tránh hoan hô theo kiểu nịnh bợ, bè phái.
4. Chê càng tốt, nhưng cần chứng minh.
5. Tuyệt đối không dùng ngôn từ tục tằn, chửi bới.
6. Satus thường là 1 ý kiến ngắn, nên tránh tranh luận kéo dài.

B. Lưu ý
+ Nếu bạn FB nào bất kì phạm quy ước đó, đã nhắc nhở mà còn tiếp tục, tôi xin XÓA còm [có báo trước], xóa cả trao đổi 2 bên; tiếp tục nữa, tôi block tên bạn. Từ khi chơi FB, tôi đã áp dụng nguyên tắc này [tôi biết nhiều bạn chơi nghiêm túc cũng làm thế].
+ Quy ước 4 điểm tôi cũng đã áp dụng khi chủ trì Bàn tròn Văn chương. Tôi từng lấy ý kiến tập thể ngay tại hội trường để bầu phó chủ trì khác, khi phó chủ trì dự kiến trước đó đến muộn 5 phút; tôi nhiều lần cắt ý kiến lạc đề của những người nổi tiếng, đến nỗi họ bỏ đi; hay là – cả hai lối hành xử đó được hội trường ủng hộ.

C. Tinh thần của tôi
1. Trên Website, FB, nếu ai có viết chống tôi mà CHỈ LIÊN QUAN ĐẾN CÁ NHÂN TÔI, tôi hiếm khi trả lời. Ví dụ [xin lỗi CPK] mạng CPK có rất nhiều bài như thế, tôi im lặng cho qua.

2. Tôi chỉ lên tiếng và LÊN TIẾNG TỚI CÙNG, nếu ý kiến đó ảnh hưởng đến đối tượng thứ ba. 3 ví dụ:
– Bài viết của tôi trên tạp chí TS, vài nhà văn xuyên tạc tôi [còn dọa kiện tòa soạn nữa], tôi cần tranh luận để phản bác; nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín tạp chí trên.
– 7-8 năm tôi hiếm khi phản ứng với CPK, nhưng khi CPK viết bài tấn công Nguyễn Văn Tỷ chỉ vì 1 lỗi vụn vặt (lúc này ông và bà con Cham đang tranh đấu cho quyền lợi Cham: Việc đất Ghur Bini bị xâm hại; và bài ông liên quan trực tiếp đến vấn đề), tôi phải lên tiếng tới nơi tới chốn. Nếu không ô Tỷ sẽ chán, nguy cơ sự vụ bất thành.
– Khi 1 nhà báo cố tình xuyên tạc và miệt thị Cham về vấn đề đám tang Cham Ahier, trong khi hầu hết bạn trẻ bức xúc, thì thi sĩ Trầm Ngọc Lan [xin lỗi bạn cho phép nhắc lại chuyện cũ] còm rất ư mặt trận (“nhà báo nên rút kinh nghiệm”), tôi buộc phải phân tích cho bạn thơ hiểu rằng, như thế sẽ làm nhu nhược tinh thần đấu tranh cho lẽ phải ở thế hệ con cháu.
[Sai lầm về tinh thần của người viết thì khác cả trời vực với sai lầm kiến thức. Sai về kiến thức chỉ cần biết sai, rút kinh nghiệm ở bài khác là đủ. Còn về tinh thần thì phải CHỈNH đúng mực. Vụ này, ý kiến tôi:
– Phân tích sai lầm trên FB, cả về kiến thức lẫn tinh thần
– Viết thư phản đối lên tòa soạn,
– Buộc họ rút bài và xin lỗi.
Vài chục lần tôi làm như thế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và luôn thành công].

3. Tôi không có thì giờ nên ít đọc FB, do đó không biết tên thật và lai lịch hầu hết nickname; tôi không chủ trương tương tác trên FB, nên không like, và nhất là ít trao đổi. Chỉ có vụ nào ảnh hưởng đến “thứ ba” tôi mới có vài trao đổi. Mong các bạn FB hiểu.

4. Sau cuộc tranh luận, tôi QUÊN ngay, quên những người tham gia tranh luận, quên cả sự việc liên quan [đó là nguyên do tôi NGỦ RẤT NGON]. Ở đây không có chuyện tốt xấu hay xem thường ai đó, mà tôi CẦN QUÊN để còn làm việc khác.

D. Thôi đến đây tháo cà vạt là vừa rồi…
Thuk siam cho mọi người!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *