Khoa học – nghệ thuật hướng về cộng đồng

Dự án “Khoa học – nghệ thuật hướng về cộng đồng” do Inrasara cùng cộng tác viên phối hợp thực hiện, kéo dài trong 10 năm, từ 2010-2020, gồm 3 đề mục:

 Fatimah2* Nghệ nhân Fatimah và bà con Chăm Tây Ninh.

Tủ sách dành cho thiếu nhi, gồm 20 tác phẩm.

Khoa học đến với cộng đồng, gồm 5 tác phẩm:

Cộng đồng Chăm – Con người & sự kiện, gồm 3 tác phẩm.

Có vài tác phẩm đã in, một số đã hoàn chỉnh nhưng chưa xuất bản, và số còn lại đang xúc tiến. Riêng cuốn Những nghệ sĩ dân gian tập 1, chúng tôi viết về 20 nhân vật hoạt động nghệ thuật, với 4 tiêu chí chọn như sau:

– Sinh hoạt văn học nghệ thuật, tuổi từ 60 trở lên, hoặc đã mất

– Không hoạt động chuyên nghiệp hay đã từng thuộc đoàn chuyên nghiệp

– Có đóng góp cụ thể cho cộng đồng

– Được cộng đồng biết đến, tên tuổi ít nhiều vang ra ngoài cộng đồng.

 

Qua 4 tiêu chí trên, chúng tôi tạm chọn và đã viết về các nhân vật sau:

1. Mưdôn Jiao: nghệ nhân Pôc Jal

2. Mưdôn Thạch Tìm: nghệ nhân trống Ginang

3. Đàng Năng Quạ: sáng tác ca khúc và hát.

4. Trượng Tốn: nghệ nhân Xaranai

5. Quảng Đại Tựu: sáng tác ca khúc

6. Phú Thị Mở: nghệ nhân thổ cẩm

7. Mưdôn Hán Phải: nghệ nhân trống Baranưng

8. Ông Tho: nghệ nhân tiếu lâm

9. Thiên Sanh Sở: Gru Adam, nghệ nhân đa năng

10. Châu Văn Kên: sáng tác ca khúc và hát

11. Ông Thổ: nghệ nhân kịch hài

12. Bà Thắm: nghệ nhân hát dân ca

13. Inrahani: nghệ nhân thổ cẩm và múa

14. Fatimah: nghệ nhân hát dân ca Chăm Tây

15. Qua Thị Hồng Loan: nghệ nhân hát dân ca

 

Vì giới thiệu nhân vật hướng đến cộng đồng, ngoài ba bức ảnh (chân dung, chân dung toàn thân và ảnh hoạt động), bài viết đòi hỏi vừa ngắn vừa súc tích (không quá 2.000 chữ) nhưng thế nào cũng nêu bật được tính cách và thành tích của nhân vật, cho nên văn phong cần đơn giản, dễ tiếp nhận. Ngoài bài về Hán Phải, Thiên Sanh Sở và phần nào Đàng Năng Quạ đã được đăng báo, còn lại, để đảm bảo bản quyền cho nhà xuất bản Kim Đồng, chúng tôi mạn phép không phổ biến bài đã hay sắp viết trên các thông tin đại chúng nào bất kì, và cả ở website này.

 

Người Chăm cư trú rải rác hơn mươi tỉnh thành khác nhau, chắc chắn một, một vài người không thể bao quát hết, nhất là với những nghệ sĩ dân gian vốn hoạt động thầm lặng, do đó sự chọn lựa không tránh thiếu sót. Rất mong bạn đọc qua trang web này, giới thiệu với chúng tôi những con người khác để tránh sự cục bộ không đáng có. Bên cạnh đó, giúp cộng đồng nhận diện rõ hơn nghệ sĩ dân gian nhiều tài năng nhưng hãy còn vô danh này.

Đua karun!

Inrasara

* Các đề tài của Dự án đã được đăng kí tại ba nhà xuất bản.

 

 

2 thoughts on “Khoa học – nghệ thuật hướng về cộng đồng

  1. Hay quá! Phải ủng hộ bác Inrasara chứ, phải không bà con. Bác Inrasara luôn luôn có những sáng kiến mới, qua đó bác có nhiều đóng góp cho dân tộc Chăm mình nhiều điều mới lạ hơn.
    Đua karun bác

  2. Anh Inrasara có nhiều khám phá mới ngay cả trong văn học Việt Nam.
    Trong xã hội Chăm anh càng có nhiều sáng kiến khác lạ và có ích thiết thực cho xã hội và cộng đồng. Tôi rất tán thành đề án này. Và tôi hứa sẽ giúp anh thực hiện kế hoạch của mình (theo khả năng của tôi). Tôi không dám phê bình những người nghiên cứu, nhưng tôi nhận thấy vài người nghiên cứu thường vì mình hơn vì mọi người. Đó là điều rất đáng tiếc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *