Văn chương & Tư tưởng II-120

Mười năm sau đất nước nhập một, cả khu vực rộng lớn này hầu như không nảy nòi một thi sĩ xứng danh nào. Mãi mở cửa cởi trói, các thi sĩ miền Nam mới rục rịch làm thơ trở lại, tìm mọi cách ấn hành để đưa sản phẩm của mình đến với công chúng. Ở đó, họ đã tiếp nhận nhiều truyền thống khác lạ. Thơ tự do, đi trước họ là mấy tên tuổi lẫy lừng: Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên… Hậu hiện đại sơ kì, họ có một Phạm Công Thiện với vô lượng từ xô đẩy nhau vỡ bờ vỡ đê, cuồn cuồn khó hiểu nhưng đẹp và lôi cuốn lạ thường; một Bùi Giáng điên chữ, xáo trộn ngôn từ cả Việt lẫn Hán Việt vào bát quái trận đồ chữ liên tu bất tận, đọc chẳng hiểu ông nói mô tê gì cả nhưng vẫn cứ thích. Làm thơ bất kể ngôn từ thông tục, thông tục đến thô tục, họ có Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Tôn Nhan ở sau lưng. Thơ huyền ảo lãng đãng sương khói, Phạm Thiên Thư đã lừng lững. Thơ Thiền, thơ siêu thực, thơ hiện sinh, thơ điên, ca từ nhạc sến, nhạc vàng, vọng cổ… Nghĩa là không thiếu bất kì thứ gì. Quan trọng không kém là các bộ phân công chúng văn học khác nhau chấp nhận chúng là các sáng tạo nghệ thuật.

Inrasara, Tienve.org, 17-1-2009.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *