Lưu Tấn Thành: Nếp nghĩ

Hoàng hôn buông xuống, mẹ già gánh đốn củi về nhà trong tâm trạng âu lo. Trước đây nhà tôi không khổ, sao tự dưng tôi thấy đau cả người, mồ hôi ướt nhoẹt thân người, từng giọt nước mắt rơi xuống đôi má hanh hao của bà mẹ Chăm. Gia đình bà có sáu đứa con, hai giai và ba gái. Bà lặn lội chạy đây mai đó để có tiền nuôi con ăn học thành tài, buổi chiều ngày tám tháng ba ấy tôi nhớ như in cuộc sống thân cò của bà, một con cò mẹ nuôi sáu cò con, lo ăn không xong sao lo cho con học được đây, tôi thấy bà tội vô cùng. Năm một ngàn chín trăm chín mươi chín, lúc đó quê tôi chưa có điện, chỉ có một số nhà giàu có, họ kéo đường dây điện thế từ thị trấn về, mỗi đêm tôi thức để nghĩ, lỡ mai này dân làng mình có khấm khá không, lúc ấy tôi mới có mấy tuổi đầu, làm gì thở hay than phiền gì chớ, ai đã tạo công ăn việc làm cho bà chứ, tôi nằm lăn ra, một manh chiếu rách, ôn tồn không hi vọng chút may mảy nào. Khoảng chiều ấy có anh đi ngang qua hẻm mà những đứa con nít hay chơi bi, đá gà, trò chơi dân gian nhưng hay, với tôi điều đó không thể quên mờ. Sáng sớm bà đã cầm thúng cùng đồ dùng của nông dân ra ruộng, công việc của bà chỉ là đơn giản, mót lúa để nuôi những đứa con trong tuổi ăn học, bà lom khom dưới đồng ruộng trong vòng hai tháng trời, năng suất được mười bao lúa. Sao đời lại đưa bà đến chốn thiên thu như thế? Câu hỏi không đơn giản, ước mơ của bà “nếu sau này con tôi thành đạt tôi sẽ đi cúng Ppo Yang” (vị thần người Chăm) luôn hi vọng, luôn chia sẻ những nỗi băn khoăn, có thế đời ta được sung sướng.

Bước ra vườn sau nhà, chỉ trồng những cây có lợi cho gia đình, hàng chuối mọc chung chỉnh, cây ổi đâm chồi nở hoa, cây chùm ruộc sức sống dai dẻo, những cây hoa đẹp lòng người, cảnh quan không tưởng dễ nhà ai cũng có. Đứa con thứ nhất của bà tên Di, Di năm nay tròn hai mươi, tóc xoăn, mụi tẹt, dáng cười gầy nhòm, anh luôn lo cho em của mình, anh học xong tú tài không có tiền đi thi đại học như con nhà người khác, Di quyết định vào Đà Lạt lập nghiệp, cuộc sống của anh kha khá hơn. Mỗi lần Di về quê, luôn mang trong mình dòng máu Chăm chính hiệu, ai về cùng ta trên con đường tương lai của anh em đây, Di nói thế, cuộc sống không như anh mong muốn, tôi ngơ ngác nhìn anh với ánh mắt tò mò của thằng bé mới nhớn. Anh chuyện trò với tôi, và còn chửi tôi nữa “mày biết mô tê gì mà nói”. Tôi không biết, kiến thức hạn hẹp, chứ tôi đâu phải nhà chiêm tinh học gì gì đó đâu. Tôi là nông dân chính hiệu mà, anh đã trải đời anh biết nhiều hơn tôi chứ. Tôi với anh đang tranh luận đề tài ấy quyết liệt, bỗng nhiên tiếng gõ cửa của Nam gọi. Eh có việc gì thế ? Tiếng nói trầm mình có vẻ anh xem em mình là đồ bỏ đi, thằng Nam mày làm gì zậy, ngẹn ngào trong ánh mắt ngây thơ của em, Di loắt ngoắt đồng cảm với em mình, giọng nói lắng lại trong điệp khúc thân thương.

Anh bảo thế

Anh bảo thế

Anh bảo thế

Ừa anh nè có gì không em ? Anh ơi! Em không có tiền đóng học phí cho nhà trường, nên các bạn cười em. Nam run run sợ sệt không nói nên lời, Di móc túi tiền ra đưa cho em mình, lúc ấy đó hở tôi thấy một khoảng tiền lớn, không biết anh ấy đi làm ở đâu mà tiền nhiều đến vậy. Bà mẹ lo cơm nước cho tôi và Di. Sáng hôm sau anh đi từ biệt không chút hỏi thăm tôi, biền biệt từ ba năm đây, lần tôi trở về quê tôi bắt ngờ thấy anh ẵm con ai đó, tôi tưởng, ôi thời đại @ này rồi mà tôi còn tương hay tưởng gì chứ, con tao đó mày. Tôi tắt cái giọng thanh thót lại, dúm người lại, co ro trong nước mắt ngẹn lời, sự cay đắng đã đập vào mắt tôi, người mà tôi từng thương, từng thầm nhớ sao lại rơi vào tay anh ấy. Tôi nén lại xúc động, tôi ôm cháu một sự thanh bình dồn dập vào đầu tôi, bốn anh em của Di chạy tới xô tôi suýt chút tế ngửa ra, nhớ tôi vô cùng, đồng chí về rồi à, Thương nói thế. Thương là bí thư lớp 11A3 năm ngoái, tay lăm lăm cuốn sách “Đắc nhâm tâm” tôi nói thầm trong bụng, thời buổi này không lo kiếm tiền đi sao lại cầm sách chi cho mệt. Đã ba năm, ba năm rồi sao, thời còn trẻ anh ấy chửi mình không hiểu biết gì nhiều, sao giờ lại có con với người mình từng yêu trong tâm thức chứ, Huyền đi tới ôm đứa con của mình, chào tôi với ánh mắt xin lỗi, tôi biết điều ấy, chứ tôi đâu trách gì Huyền đâu. Huyền hi sinh nhiều lắm, cho gia đình, bạn bè, người thân, một nắng hai sương nuôi chị đi học. Huyền có dáng người thon thon, hình hài y vũ nữ Chăm, sao lại đi ưng Di chứ. Tôi nghĩ vớ vẩn trong đầu, chắc có yếm thuốc gì đây. Thật tình mà nói, ai đâu làm bùa chúa gì, tôi nghĩ Chăm không phải vậy. Với cái tật nói khoác của Di tôi hiểu. Mặc dù anh ấy hơn tôi một tháng sinh nhưng tôi xưng hô anh cho đẹp lòng hai gia đình. Bà mẹ mừng rỡ vì có con dâu tốt, với các tộc người khác tôi không rõ nhưng với Chăm, khi lấy vợ, người đàn ông phải đến nhà vợ để sống và làm ăn, con út thì hưởng tài sản một trăm phần trăm, sao đời lại như thế nhỉ! Di thỏ thỉ trên vầng trán nhỏ nhắn của mình, cái nghèo của tôi sao không  tô điểm được cho thế hệ, bà bước vào phòng với ánh mắt nhim nhớm, con tôi ơi hãy sống thiết thực đi con, mẹ à, con sống như mọi người mà, con có như ngày hôm nay là nhờ Ppo Yang đó. Mẹ ơi, sao tính mẹ là vậy chứ, Ppo giúp à, sao không cho dân mình trúng số độc đắc đi để giàu hết ba họ, mẹ nhỉ! Giọng mẹ trầm đi lúc nào không hay, tính nét con này tui biết, bà nói thế.

Lang thang ngoài sân phơi lúa trước nhà, tôi như say như tỉnh, Di bước tới, hỏi tôi với ánh mắt mộng mị. Hình như Huyền và Ni có chuyện gì giấu tôi phải không? Tôi tên Ni nghe không quen tai lắm, có gì đâu anh, thuở thần tiên Huyền và Ni chơi thân với nhau mà. Tôi ngẩng cao đầu để khỏi run, tôi nói dối. Thật ra tôi và Huyền là người yêu của nhau suốt mấy năm giòng chứ bộ. Tình yêu trong trắng, tình yêu vượt thời gian, tôi đã đi và không bao giờ quay trở lại cái đất mang tên ÁNH SÁNG này nữa. tôi thương mẹ của Di, bà tần tạo nuôi con ăn học thành tài, sao các con lại đối xử với mẹ như thế? Sao không chăm lo mẹ mình, tôi là kẻ ngoài cuộc, tôi vẫn quan tâm săn sóc bà, tôi gửi tiền mỗi tháng hai trăm ngàn đồng cho bà, sống và tận hiến là nghĩa vụ cao cả của tôi, tôi thương Chăm, thương cái rượu nồng nặc mà năm xưa anh em cùng nhau uống, pha thêm chút lạnh giá của mùa đông tri yêu. Chăm kiêu hãnh và đau khổ, đặc tính của Chăm là sáng tạo, sân hận hay sao? Câu hỏi luôn nằm trong ý tưởng cao siêu của thằng Chàm như tôi, thời đại này bà đã biết sử dụng điện thoại, tôi nể trọng, bà gọi điện hỏi thăm tôi.

Alo alo, xin lỗi ai vậy?

Tiếng nói của tôi khác xưa lắm, bà nói thế

Chào cháu, mẹ của thằng Di nè, ui bà nói hay nhỉ, tôi khoái bà nói. Bà thuộc nhiều câu ca dao – tục ngữ Chăm nhiều lắm. Mỗi khi tôi nghe bà đọc, tôi chú trọng lắng và ghi nhớ trong đầu, tôi học bà nhiều cái hay. Gừng càng già càng cay mà, tôi âm thầm không chút khát vọng, đến lúc cháu phải đi rồi bà, cháu sống cho nghĩa đời hợp tình, chứ không vì tiền bạc mà xa miền quê yêu giấu, từng hạt lúa nẩy mầm trong làng. Tôi lang thang cánh đồng làng rồi về sau biệt tăm vào thành phố với lối sống khác lạ, cái gì cũng tiền, bon chen ơi là bon chen. Vị cảnh của tình yêu đã đưa tôi vào bờ sống ao thu, một cuộc sống chớm nở từ hôm qua, Huyền có con, có gia đình sao tôi dửng dưng như thế này đây. Cuộc trỗi dậy làm người đưa tình đã qua đi, tôi bước vào vô ngã, đời là bể khổ.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *