Philippe anti Papin

Hãy đọc lần nữa nhận định của Philippe Papin:

Do thực tế [địa lý] đó, vương quốc Chămpa đã phải vận dụng một chính sách đối ngoại phức tạp dựa trên những liên minh tạm bợ và những lật ngược bất ngờ, khi thì lên phương Bắc xung đột với dân Việt, khi thì xuống phương Nam tranh chấp với người Khmer…

Bành trướng không được, địa hình lại không thuận lợi cho thống nhất cũng như cho nông nghiệp, người Chăm mau chóng quay ra biển và trở thành những hải tặc đáng gờm cũng như trở thành những thương nhân khôn khéo từng làm chủ những giao thương giữa Trung Hoa và Ấn Độ“.

(VIETNAM Parcours d’une Nation (NXB La Documentation Francaise, Paris, 1999 – Nguyễn Khánh Long dịch: VIỆT NAM Hành trình một dân tộc, NXB Thời mới, Toronto, Canada, 2001, tr. 21-22):

 

Và xin mời quý bạn đọc tiếp:

“Đề tài cấm kị suốt một thời gian dài vì đã bị người Việt tiêu diệt, giờ đây văn minh Chàm bắt đầu tái xuất hiện trong thuyết ngôn văn hóa, và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nền văn minh ấy chẳng bao lâu sẽ tìm lại được vị trí xứng đáng trong lịch sử Việt Nam” (Sđd, tr. 199).

 

Có lẽ do hạn chế ở tư liệu tham khảo hay mang định kiến, Philippe Papin đã bình luận ở phần đầu công trình khảo cứu rất hấp dẫn của ông như thế; ngược lại, ở phần kết luận, ông đã nhận định sắc bén và đầy tính nhân văn.

Thế mới biết con người đầy tràn bất toàn.

Hậu hiện đại nói đến khái niệm bất tín nhận thức epistemonogical là vậy!

 

 

4 thoughts on “Philippe anti Papin

  1. Kính thưa nhà thơ Inrasara
    Việc nhà thơ viết giới thiệu tác phẩm của Hồ Trung Tú chúng tôi vẫn còn chưa hiểu rõ ý nhà thơ, nhà thơ có thể giải thích thêm được không? Để mọi người cùng hiểu. Bởi vì vài bạn bè thân của tôi có thắc mắc sao nhà thơ lớn của dân tộc Chăm lại dùng uy tín mình để bảo lãnh tác phẩm chưa được đúng đắn như thế.
    Kính chúc nhà thơ sức khỏe

  2. Bạn janhohka thân mến
    Viết giới thiệu tác phẩm nào đó không phải là bảo lãnh cho giá trị của tác phẩm đó, mà là muốn gây chú ý cho người đọc. Lấy 3 ví dụ nhé:

    1. Tôi quá biết tác phẩm của Hồ Trung Tú có đúng có sai. Cũng như tôi quá biết công trình của P. Papin có ngiêm cẩn có sơ suất. Nhưng tôi nghĩ đó là 2 công trình rất đáng đọc và đáng bàn. Nên tôi đã viết giới thiệu (cuốn trước), và trích giới thiệu cho các bạn tìm đọc (cuốn sau).

    2. Jaya Bahasa viết giới thiệu tác phẩm của Sakaya, thì đâu phải anh ta đảm bảo cuốn đó thập toàn đúng. Tôi đăng bài đó lên website của tôi, đâu phải tôi hoàn hoàn đồng ý với tác giả, mà chỉ muốn nó được nhiều độc giả cùng đọc và cùng bàn.

    3. Các bài viết phê phán “Múa Apsara” của Đặng Hùng của Trà Vigia, Nguyễn Văn Tỷ…, tôi đã đăng trên Tagalau; sau đó 2 kì, chính tôi lại đăng bài khác quan điểm 2 tác giả trên. Nhiều cách nhìn như vậy mới rộng đường dư luận.

    Đó là tinh thần dân chủ đúng nghĩa. Chứ không phải hễ ai đó (dù là nhà văn nổi tiếng, tiến sĩ Sorbonne hay học giả uy tín) viết và in bất kì cái gì đó đều đúng cả. Như vậy thì còn gì là khoa học nữa, mà là tôn giáo mất rồi, phải không bạn?

  3. Các bạn Chăm của tôi thân mến!
    Theo dõi các bạn thảo luận, tôi vừa vui vừa buồn. Các bạn nên hiểu nhà thơ Inrasara hơn, do vị thế của anh. Anh là chủ website, nên anh không thể khăng khăng rằng mình luôn đúng được. Anh phải biết dung hòa để điều tiết các ý kiến. Hay khi anh làm chủ biên tạp chí Tagalau, anh không thể theo phe này hay phái kia được. Nếu vậy còn ai viết cho tạp chí này nữa.
    Không phải nhà thơ Inrasara ba phải đâu, mà anh cần có thái độ đúng mực. Nếu các bạn có theo dõi Inrasara trên diễn đàn văn học Việt Nam, các bạn biết anh đã rất quyết liệt, chứ không hiền lành như với bà con Chăm mình đâu. Hãy hiểu cho anh.

  4. Tôi xin kể chuyện này:
    Hôm trước tôi gặp thầy Tỷ, dù thầy Tỷ với anh Inra rất thân thiết, nhưng thầy cũng hơi trách anh Inra. Rằng tại sao cuốn sách có kết luận sai như vậy mà Sara viết giới thiệu.
    Tôi mới nói là thầy còn nhớ không? Ngày trước anh Inra cũng có đăng bài thầy phê bình thói xấu của Chăm trên Tagalau do anh chủ biên. Sau đó anh Inra đăng các phản hồi, và thầy biết có vài điều thầy hớ, rồi thầy sửa.
    Làm như vậy không phải là cách hay sao? Tôi hỏi lại thầy.
    Thầy mới bảo à, có lẽ vậy mới hay.
    Do đó thầy không trách nữa. Thầy nói, ngay như tôi, nếu Sara không giới thiệu và mua tặng tôi cũng không biết có cuốn sách đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *