Văn chương & Tư tưởng II-87

Có rất ít dấu vết sử học trong damnưy Chăm. Quá khứ, hiện tại và tương lai, sự thật và tưởng tượng vô ngại đi-về trong cái nói của ngôn ngữ thi ca. Thi ca của lễ hội linh thánh. Đây là sáng tạo đặc kì của các Mưdwơn, chủ lễ điều hành cuộc lễ vừa là một nghệ sĩ thượng thặng, khả năng chơi thuần thục mọi nhạc cụ, ca sĩ đồng thời là vũ công. Chính danh, ông là thi sĩ chân tính. Tiếp nhận truyền thống trong tinh thần mở, ông sáng tạo và tái tạo lịch sử. Trong không gian linh thiêng của lễ, làm môi giới mời thần thánh đi về cõi người, nhiếp dẫn con người tiếp cận cõi miền thiêng liêng, qua cái nói của ngôn ngữ thơ ca. Cái nói này thay đổi qua mỗi thời đoạn của cuộc đời ông, thậm chí qua mỗi cuộc lễ. Thay đổi, nhưng nguyên lai tính yếu của huyền sử vẫn xuyên suốt. Đó là lẽ dịch và hằng. Dịch mà hằng. Dịch để hằng.
Inrasara, “Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *