Khép lại sự cố văn hóa Nguyễn Thành Thống

Bài “Cám ơn Nguyễn Thành Thống” của Inrasara đăng ngày 17-9-2009, ý tôi mong khép lại “sự cố”. Sau đó có vài độc giả viết “Phản hồi” muốn kéo dài cuộc trao đổi, trong đó có phản hồi của Quang Tan. Ngày 7-10-2009, J.Le viết:

Thực ra, bài cảm ơn của Inrasara đã hàm ý khép lại rồi, anh Tân ạ”.

Sau đó Quang Tan phản hồi tiếp:

Rất trân trọng tinh thần của J.Le và xin cám ơn ông (bà) về đường link này.
Vâng, ông Thống có sửa lại bài. Nhưng Quang tôi dòm hoài không thấy có 1 chữ xin lỗi hay cám ơn các trí Chăm đã chỉ ra lỗi TO TƯỚNG của ông Thống. Té ra Nguyễn Thành Thống có thêm 1 đức tính nữa là: KÉM VĂN MINH
”.

Đó là phản hồi được post lên cuối cùng. Dù sự cố này gần nửa năm sau vẫn có “phản hồi” gởi đến, nhưng Inrasara.com mạn phép không đăng. Để khỏi phụ lòng người quan tâm, nay xin giải minh luôn thể:

1. Tại sao khép lại? – Bởi ông Thống đã hiểu ra cái sai của mình, và đã sửa lại bài viết. Còn việc ông có xin lỗi hay cám ơn các trí thức Chăm hay không là chuyện hoàn toàn khác.

2. Có người Chăm thắc mắc bài viết của ông Thống chỉ đăng trên Blog, lấy xuống để trao đổi là “phạm luật”. Đây là ý không đúng. Blog hay website cá nhân khác nhật kí giấy; bài viết đã đăng, độc giả khắp nơi đã đọc. Nếu đúng thì mọi người hoan hô, còn sai thì bàn thảo hay phản đối, là điều người nhập cuộc làng chữ nghĩa trên mạng toàn cầu phải chấp nhận.

3. Tại sao cám ơn ông Thống? Duy nhất có 1 độc giả hỏi như thế. Đây là câu hỏi lạ. Hầu hết người đọc bài “Cám ơn Nguyễn Thành Thống” đều hiểu hàm ý của tác giả. Bạn nên xem lại nhé.

4. Ý kiến cho là những người nghiên cứu văn hóa Chăm chỉ mang tính trục lợi, có công trình hay nổi tiếng rồi thì không giúp được gì cho Chăm.
Ý này, xin xem đoạn đối thoại trong Chân dung Cát:

Ngạc nhiên hơn khi hôm sau xuống làng, giáo viên trường kể Hà Vân đã đốp chát thẳng thừng với ông anh họ là giáo viên cấp III ở thị xã, khi anh này bảo các nhà nghiên cứu giống loài kên kên đói mồi đâu sà tới xác trâu văn hóa Champa rỉa rúc. Nữ phó tiến sĩ này hỏi tại sao các anh không làm loài kên kên thử lấy nửa lần cho đất nước nhờ? Các anh muốn xác trâu văn hóa Champa thối rữa trơ xương văng lạc tứ tán hay rã mục vào lòng đất ư?
(Lưu ý: phát biểu của nhân vật trong tác phẩm không hẳn là ý kiến của chính tác giả)

Tôi cũng đã phát biểu trong cuộc nói chuyện tại Dak Lak năm 1998, khi có nhà báo hỏi: “Anh khai thác gì ở nền văn hóa Chăm”?. Tôi trả lời: “Tôi không khai thác, mà là từ giữa lòng văn hóa ấy bước ra, và sáng tạo”.

Ý kiến của độc giả là những người nghiên cứu văn hóa Chăm để trục lợi, vừa đúng vừa sai.
– Sai. Thế bạn không muốn văn hóa Chăm được nghiên cứu, và được biết đến à? Ngay nước Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật văn hóa lớn là vậy… họ còn mở trung tâm văn hóa khắp nơi trên thế giới để quảng bá văn hóa mình. Người Chăm nghiên cứu văn hóa Chăm thì tốt rồi. Có được người ngoài quan tâm đến văn hóa dân tộc mình là một hân hạnh lớn hơn nữa.
– Bạn đúng, nếu bạn chỉ ra cụ thể ai đã làm sai, sai như thế nào, thật cụ thể. Còn nếu họ nghiên cứu chỉ để nổi tiếng cho riêng mình thôi, cũng tốt, miễn là họ làm hay. Từ đó bà con Chăm có được công trình để đọc, và văn hóa Chăm được thế giới biết đến nhiều hơn.
– Riêng có bạn hỏi “ông Inrasara có giúp gì cho cộng đồng Chăm không”? Để tránh sự mơ hồ, xin mời bạn hãy đến nhà tôi ở Sài Gòn hay Caklaing, tôi sẽ cho bạn xem các chứng từ, rất cụ thể.

Sài Gòn, 5-2-2010.

2 thoughts on “Khép lại sự cố văn hóa Nguyễn Thành Thống

  1. Cám ơn nhà thơ Inrasara
    Khép lại vĩnh viễn là đúng rồi.
    Bài trả lời thắc mắc của nhà thơ như vậy là đúng mực. Ông Thống sai thì ông Thống chịu. Một con sâu không thể làm rầu nồi canh. Còn nếu có bạn đọc nào gọi những người nghiên cứu về văn hóa Chăm là trục lợi thì rất lạc hậu.
    Thời nay thì không ai còn nghĩ như vậy nữa. Ông người Nhật nghiên cứu về văn hóa Việt Nam vừa được tiếng lại còn được nhà nước Việt Nam phong tặng huy chương nữa đó. Mà ông ta có giúp gì cho đồng bào Việt đâu!!!!!!!

  2. Nghiên cứu văn hóa hay làm văn học thì hi sinh là chính. Sách loại nay bán khó lắm. Rất ít nhà xuất bản chịu in. Thường tác giả bỏ tiền ra tin để tặng. Cứ hỏi nhà nghiên cứu Phan Quốc Anh thì biết. Ông người Việt này có tác phẩm rất đáng đọc về Nghi lễ Chăm. Có ai dám bảo ông ta kiếm nhiều tiền lời khi in nó không nhỉ?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *