J.Le: Văn 20 – Thư về miền gió cát…

Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp đặc thù của văn hóa Chăm. Thế nhưng, cũng có vài bất cập trong việc tra cứu, tìm hiểu. Trong thời đại thông tin toàn cầu như hiện nay, làm thế nào để bảo tồn và giới thiệu những mảng văn hóa Chăm đặc sắc trên mạng Internet? cụ thể là trên trang chia sẻ video You Tube.
Tôi hoặc nhiều người khác muốn nghe tiếng đàn Kanhi, không biết tìm nghe ở đâu! muốn nghe tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginơng cũng thế. Trong khi You Tube có lợi thế là một trang mạng khổng lồ mang tính toàn cầu, lưu giữ và chia sẻ vừa hình ảnh vừa âm thanh. Rất tiện lợi cho việc quảng bá văn hóa Chăm với mọi người và với thế giới.
Có nhiều người khen ngợi nghệ nhân Saranai Trượng Tốn, nhưng muốn nghe tiếng kèn của ông chỉ có một video clip ngắn được một du khách quay và upload lên You Tube. Điều thất vọng lớn là không thấy hết cái hay của tiếng kèn Saranai cũng như tài năng xuất chúng của nghệ nhân Trượng Tốn.
Các bạn thử nghe nhé:

Tôi thử tìm và xem nhà thơ Inrasara thì chỉ có hai đoạn video clip được trích từ một chương trình của HTV.
Quá ít! Trên You Tube thì hoàn toàn không có đoạn nào. Trong khi Inrasara là nhà thơ, nhà văn hóa/ nghiên cứu Chăm có tầm vóc lớn và được rất nhiều người yêu quý.
Về ca múa nhạc Chăm cũng thế, rất cần những video clip để giúp cho mọi người tìm hiểu cái hay cái đẹp của nghệ thuật Chăm. Đa phần video clip upload lên You Tube đều do khách du lịch hoặc những tay máy không chuyên thực hiện nên chưa hay và chưa đặc sắc. Và loanh quanh cũng chỉ là những điệu múa Tamia tadik, Tamia đwa buk..., không tìm được Tamia tanhiak, Tamia jwak apwei
Những điệu múa có khả năng thất truyền cần phải được bảo tồn gấp như Tamia klai kluk. Nếu chậm trễ, sau này sẽ không thể tìm được nữa.
Đó là chưa nói đến điệu múa Apsara vẫn còn lắm khen/ chê thì đầy rẫy trên mạng.
Các bạn trẻ Chăm bây giờ rất giỏi, thông minh và ham học. Tôi tin các bạn sẽ làm được điều này. Văn hoá Chăm cũng phải cần được bảo tồn theo công nghệ hiện đại, và chính các bạn là người thắp sáng ngọn lửa Chăm, để ánh sáng ấy mãi mãi ấm áp và truyền lưu muôn đời…
Một ngày nào, âm nhạc và múa Chăm có lẽ sẽ phải được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại vì nó xứng đáng như thế. Lúc đó, tha hồ mà vui nhỉ!

Hướng dẫn sử dụng You Tube:
Đăng ký và tải lên
Bước 1 : Để đăng ký, click vào nút Sign Up ở trên cùng trang web. Một trang đăng ký sẽ hiện ra. Bạn hãy điền đầy đủ thông tin và bấm nút Sign Up.
Bước 2 : Để tải lên, hãy click vào nút Upload ở trên cùng. Một của sổ hiện ra. Bạn hãy điền tên, mô tả clip, chọn chuyên mục và gõ từ khóa rồi ấn nút Upload và đợi một lúc. Clip sẽ được duyệt sau thời gian ngắn nhất.
Xem Inrasara trên HTV :
http://video.baamboo.com/watch/5/video/623947/phim-video-clip-Inrasara-nha-van-hoa-Cham-phan-2-2.html
http://clip.vn/watch/Inrasara-nha-van-hoa-Cham-phan-2-2,WSCe
xem và nghe nghệ nhân Trượng Tốn với Saranai:

One thought on “J.Le: Văn 20 – Thư về miền gió cát…

  1. Chỉnh lại đoạn sai font chữ:

    H­ướng dẫn sử dụng You Tube:
    Đăng ký và tải lên
    Bước 1 : Để đăng ký, click vào nút Sign Up ở trên cùng trang web. Một trang đăng ký sẽ hiện ra. Bạn hãy điền đầy đủ thông tin và bấm nút Sign Up.
    Bước 2 : Để tải lên, hãy click vào nút Upload ở trên cùng. Một của sổ hiện ra. Bạn hãy điền tên, mô tả clip, chọn chuyên mục và gõ từ khóa rồi ấn nút Upload và đợi một lúc. Clip sẽ được duyệt sau thời gian ngắn nhất.

    Xem Inrasara trên HTV :

    http://video.baamboo.com/watch/5/video/623947/phim-video-clip-Inrasara-nha-van-hoa-Cham-phan-2-2.html

    http://clip.vn/watch/Inrasara-nha-van-hoa-Cham-phan-2-2,WSCe

    xem và nghe nghệ nhân Trượng Tốn với Saranai:

    http://www.youtube.com/watch?v=ABBwr7A1FNE&feature=related

    J.Le

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *