Đàng Năng Hòa: Âm nhạc – múa trong lễ Rija

Trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống của người Chăm, âm nhạc – múa là loại hình nghệ thuật quan trọng phản ánh nhận thức, thể hiện tình cảm, quan niệm về thẩm mỹ… âm nhạc truyền thống Chăm với những bài ca nghi lễ, những làn điệu dân ca, những bài hát ru, những điệu ngâm ariya… cũng như những điệu múa trong các lễ hội đã ăn sâu vào tâm hồn của mọi người Chăm ngay từ tấm bé. Nền âm nhạc ấy đã đem lại một sức sống mãnh liệt cho các sinh hoạt cộng đồng của người Chăm.
“Rija” có nghĩa là múa lễ, tức là gồm phần lễ hội và phần nhạc. Hiện nay, trong cộng đồng dân cư Chăm tồn tại 4 loại lễ Rija thường xuyên được tổ chức hàng năm, đó là: Rija Nưgar, Rija Praung, Rija Dayơp, Rija Hareị
Lễ hội Rija là một nét văn hóa độc đáo, vì ở đó sự kết hợp hài hòa giữa sự kiện lịch sử với lễ hội nghi lễ, âm nhạc và nghệ thuật múạ. Các yếu tố đó đan quyện vào nhau tạo nên lễ hội Rija mang một sắc thái độc đáo riêng biệt. Đây là loại hình sinh hoạt nghệ thuật kết hợp với sinh hoạt văn hóa và đời sống tâm linh của đồng bào Chăm.
Nhạc cụ dùng trong các buổi lễ Rija gồm có: 2 trống Ginơng, 1 Baranưng, 1 kèn Xaranai, 1 Kanhi… ban nhạc lễ là những nghệ nhân đồng thời cũng là thầy lễ. Đó là Ong Mưdwơn – thầy lễ vỗ trống Baranưng đồng thời là người chủ trì chính trong các buổi lễ Rijạ Bên cạnh đó còn có Ong Ka-ing, Ong Kadhar, Muk Rija, Muk Pajuw… bất đầu vào buổi lễ, Ong Mưdwơn (thầy vỗ) vừa vỗ trống Baranưng vừa hát những bài anh hùng cạ Ban nhạc đệm đánh trống và thổi kèn theo điệu hát của Ong Mưdwơn.
Những bài hát và điệu trống thay đổi theo từng vị thần Yang. Mỗi bài hát, điệu trống tương ứng với một vị thần Yang nhất định được Ong Mưdwơn “mời đến” tham dự lễ Rijạ
Âm nhạc trong lễ Rija là những bài bản (nhạc và múa) vui tươi rộn ràng, có lúc trở nên cuồng nhiệt. Như trong lễ Rija Nưgar, nhạc điệu tiêu biểu là: Wah Gaiy, Cahya, Jawa, Kacaik… và đặc biệt với điệu múa gươm hết sức sôi động, thôi thúc lòng ngườị Ong Ka-ing vừa múa vừa đạp tất đống lửa tưởng trưng cho dịch bệnh và tai ương. Ông ta là hiện thân của vị thần làng diệt trừ ma quỷ và tai họa cho dân làng. Tiết tấu nhạc nhanh trống Ginơng dồn dập, kèn Xaranai cao vút hùng dũng, nhịp trống Baranưng sôi động nhộn nhịp.
Hòa trong tiếng trống, tiếng kèn Muk Rija nhẹ nhàng, uyển chuyển với chiếc quạt trong điệu múa Biyen, Marai, Patra… là những điệu múa thông dụng và được ưa thích trong lễ Rija, thích hợp cho múa nữ, mềm mại, thướt tha, nhưng không kém phần nhộn nhịp lôi cuốn. Người xem như đang tắm mình trong không khí của lễ hội với những tiếng hò vang, tràn vỗ tay, càng làm tăng thêm sự náo nhiệt của lễ hộị
Lễ hội Rija là một minh chứng đầy thuyết phục, sự kết hợp mật thiết giữa nghi lễ với âm nhạc – múa, hai yếu tố đó hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên một nét riêng, mang đậm màu sắc dân gian và tôn giáo của người Chăm. Có thể nói rằng bất kỳ lễ hội nào của người Chăm cũng điều có âm nhạc và múạ Âm nhạc – múa trở thành một yếu tố của lễ, là nghi thức của buổi lễ và còn là linh hồn của lễ. Thông qua đó, lễ hội dân gian là môi trường nuôi dưỡng âm nhạc, múa truyền thống người Chăm. Từ đó âm nhạc – múa đã phát triển đến giai đoạn biểu diễn gần gũi với nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu.
Ngày nay, với những đặc sắc của mình, văn hóa Chăm đang hội nhập nền văn hóa chung của cộng các dân tộc Việt nam bằng khát vọng đạt đến chân – thiện – mỹ, cái đích của mọi nền văn hóa chân chính.

Trong Tagalau5.

2 thoughts on “Đàng Năng Hòa: Âm nhạc – múa trong lễ Rija

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *