Minh-triết-Cham-Phụ lục-5. VÔ NGHĨA NHÀ VĂN VÔ NGHĨA TIẾN SĨ

Ariya Glang Anak: ‘Haniim ayuh jang ôh hai, nưm angan jang ô hu

Đứng trước em bé châu Phi đang chết đói, La Nausée chỉ đáng vứt đi – Sartre tuyên to thế, trong khi La Nausée được cho là kiệt tác ông. Chả phải làm tàng đâu, mà thật.

Sartre triết gia hiện sinh danh tiếng và Sartre nhà văn Nobel Văn chương chả là gì cả, thế nên mới nẩy ra Sartre-trí thức.

Ông bạn già của tôi NTV nhăn với mấy nhà thơ không lo làm thơ đi mà đi dịch sách, để chuyện đó cho dịch giả không hay hơn sao. Dù một cây bút có thể làm nhiều món khác nhau, ở đây ông muốn nhấn về MẶC CẢM không đáng!

Như bạn văn kia, mới được Khoa Viết văn Đại học Văn hóa mời nói chuyện hai buổi, đã hô rằng từng dạy ở đó. Dạy, đâu phải nhiệm vụ nhà văn. Bản thân tôi được rất nhiều nơi mời, tôi kêu: thuyết hay nói chuyện, chứ không dạy ái cả!

Mặc cảm học vị thì càng.

Người ta nhớ Nguyễn Khuyến nhà thơ chớ có ai cần biết ông Tam nguyên Yên Đổ đỗ đầu ba trường. Hay một Tú Xương nhà thơ tài hoa chớ ai đi mỉa ông “chẳng may ông lại đỗ ngay tú tài” như ông tự trào! Nguyễn Công Trứ cũng hệt, nếu có cộng điểm cho nhà thơ này là cộng về việc khai khẩn vào sự nghiệp ông, chớ chuyện ông có học vị này nọ chả thêm bớt phân tấc.

Các vị Cham lo nghiên cứu cho cố mà chả nghĩ gì đến ‘bhap’ nhân quần, thì nổi tiếng kia để làm gì? Hay như các ông vua Champa xưa?

Trích Chân dung Cát-2006:

Thuman gọi đó là sợ hãi siêu hình: sợ không để lại dấu vết nào cả khi bị quét văng khỏi mặt đất.

Nhưng hắn chả có lấy một gờram mỡ trông rộng, Thuman phán tiếp:

Như các vua Champa mà tên tuổi khắc trên bia tháp chỉ còn là những les ruines kia đã không trông rộng. Dấu vết nào bất kì luôn gắn với nền tảng rộng lớn hơn, chắc chắn hơn để mà tồn tại thời hạn khả thể trong cái vũ trụ mênh mông bất khả tư nghì kia. Đằng này các Indra, Jaya, Simhavarman, vân vân Varman, từ thứ nhất đến vô cực (ví mà lịch sử cúi xuống chiếu cố) chỉ chăm lo cho vụ khắc tên mình lên bia đá đem gắn chặt vào cái tháp (dẫu khá chắc chắn) được xây từ bòn rút của cải dân mà chả tẻo teo quan tâm đến cần thiết làm sao cho dân được no ấm trước tiên, đất nước được tồn tại sau đó, như là nền tảng của nền tảng là tháp kia tồn tại cho dấu vết là tên tuổi nhỏ bé khốn khổ của mình được ăn theo mà đọng lại.

Còn Jaklan?

Hắn làm khoa học, ba chân tám cẳng chạy vạy ngược xuôi cho dấu vết mình được các chuyên gia tận thế giới nào xa xôi xoa đầu có nhiều cố gắng cứ như thế như thế thì rất tốt em ơi mà không hiểu rằng nếu phó mặc quần chúng gần gụi mãi bị mù và tái mù thì có khác gì thả cho đầu của sợi dây kia bị sút hay đứt đuôi con thằn lằn, hỏi còn gì cho cái tên tuổi Jaklan-dân Chakleng-sinh Đinh Dậu bám lấy mà kí sinh, dẫu ở bề đồng đại hay lịch đại? 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *