Ariya Cam – Trường ca Chăm

Mục lục
ARIYA CAM – TRƯỜNG CA CHĂM

Lời mở
A. Phần dẫn nhập
I. Ngôn ngữ và tình trạng văn bản
1. Ngôn ngữ
2. Tình trạng văn bản Chăm
3. Tình hình sưu tầm và công bố văn bản Chăm
4. Nhận định sơ bộ

II. Văn chương Chăm
Xác định văn bản văn chương và các thể loại văn chương
2. Về thể thơ ariya – lục bát Chăm

III. Vị trí của 4 ariya trong văn chương Chăm

B. Phần phân tích tác phẩm
ARIYA XAH PAKEI
– Tên gọi tác phẩm – Lịch sử ra đời – Nhân vật – Cốt truyện hay những bước lang thang của cuộc tình một chiều – Ý nghĩa của tác phẩm – Từ vựng – Giá trị nghệ thuật
ARIYA CAM-BINI
– Vài nét về lịch sử – Xung đột Cam-Bini trong văn chương và xã hội – Phân tích tác phẩm – Hoàn cảnh ra đời và nhân vật – Diễn biến câu chuyện – Các cực hình và dư luận xã hội về mối tình Cam-Bini – Một cuộc tình thủy chung đáng kính phục – Giá trị nghệ thuật
ARIYA GLƠNG ANAK
– Tên gọi – Bối cảnh lịch sử – Năm ra đời và bối cảnh xã hội trong Ariya Glơng Anak – Ông Glơng Anak viết Ariya ở đâu? Trong tâm trạng nào? – Luân lí và triết lí trong Ariya Glơng Anak – Nghệ thuật của Ariya Glơng Anak
ARIYA PPO PARƠNG
– Vài ghi nhận về bối cảnh lịch sử – Tên tác phẩm và tác giả – Mục đích chuyến đi và cuộc hành trình – Tâm trạng người trong cuộc – Cảnh quan và con người: những thu hoạch từ chuyến đi – Tâm sự của tác giả – Nghệ thuật quan sát của Hơp Ai

C. Phần văn bản: Bằng Akhar thrah – Chuyển tự Latinh – Đối chiếu dị bản
– Dịch nghĩa – Dich thơ – Index 4 thi phẩm trên.

D. Phụ lục
1. Hệ thống chuyển tự Latin được dùng trong công trình này
2. Bản chép tay 4 ariya Chăm
3. Bản đồ hành trình của Xah Pakei

*
Vanchuongviet.org
Giới thiệu Trường ca Chăm của Inrasara
Nhà xuất bản Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
532 trang, khổ 20,5-14,5cm; giá bìa: 60.000đ

*
Đầu thế kỉ XX, một nhà xã hội học người Pháp thời danh là Paul Mus đánh giá văn học Chăm một cách oan uổng rằng nó chỉ có thể tóm tắt trong 20 trang sách, nghĩa là không có gì đáng nói cả! Thế nhưng, vào năm 1994-95, một nhà nghiên cứu Chăm lúc đó còn vô danh: Phú Trạm, bút danh là Inrasara, sau 20 năm sưu tầm nghiên cứu đã làm điều ngược lại: bộ Văn học Chăm, khái luận-văn tuyển 1.200 trang của ông được xuất bản, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc giới thiệu nền văn học dân tộc phong phú và đặc sắc có nguy cơ thất truyền này đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam và thế giới.
Công trình mang tính khai phá này đã được Trung tâm nghiên cứu Lịch sử và Văn minh Đông dương (CHCPI) thuộc Trường Đại học Sorbonne (Pháp) công nhận bằng Giải thưởng năm 1995 dành cho nó. Giám đốc Trung tâm Lafont xem “đây là công trình có giá trị khoa học lớn”. và GS Nguyễn Tấn Đắc “tin rằng Văn học Chăm sẽ được đón nhận như một tin vui lớn, không những trong cộng đồng người Chăm, trong các tộc người trên đất nước Việt Nam, mà cả trong giới chuyên môn trên thế giới” (Tựa: Văn học Chăm – Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, 1994).

Mười năm đi qua, bộ ba Văn học Chăm đã hết. Nhà thơ kiêm nhà nghiên cứu ngôn ngữ – văn chương Chăm không dừng ở đó. Ông tính sẽ cho ra mắt bạn đọc cả nước và thế giới một công trình đầy đủ hơn, và đồ sộ hơn: Tủ sách Văn học Chăm. Dự tính 10 tập trong sẽ lần lượt xuất bản trong 5 năm: 2006-2010.

Trường ca Chăm nằm trong Tủ sách ấy.
Trích “Lời nói đầu”:
Trường ca Chăm là tập 3 trong bộ sách có tên gọi Tủ sách Văn học Chăm, gồm 10 tập, do Inrasara chủ trì biên soạn. Bộ sách sẽ ra mắt độc giả tuần tự trong 5 năm tới.

Trường ca Chăm gồm 2 ariya thế sự: Ariya Glơng Anak, Ariya Ppo Parơng và 2 ariya trữ tình: Ariya Xah Pakei, Ariya Cam – Bini. Mỗi tác phẩm được trình bày qua nguyên tác bằng Akhar thrah (gồm cả bản chép tay và bản chữ Chăm truyền thống trên máy vi tính), chuyển tự Latin, đối chiếu dị bản, dịch nghĩa, dịch thơ và phần Index.
Trước đó, ở Phần dẫn nhập, Inrasara nêu khái quát vài nét đặc trưng của ngôn ngữ và thi ca Chăm, thể thơ ariya của Chăm, tình trạng văn bản cũng như tình hình sưu tầm và công bố văn bản Chăm trong hơn thế kỉ qua. Trong kho tàng văn bản chép tay này, người viết đưa ra nêu lên vài tiêu chí để xác định đâu là văn bản văn chương và phân loại các thể loại văn chương. Sau đó là việc xét đến vị trí của 4 ariya trên trong văn chương Chăm; cuối cùng là phần phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm.”

Đây là công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cao, một ý hướng và thành tựu đáng kể nhằm khôi phục một phần quan trọng trong nền văn hóa dân tộc có bề dày truyền thống, cống hiến vào nền văn hóa đại gia đình văn hóa Việt Nam, góp phần thiết thực vào sự hiểu biết chung giữa các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Công trình do Quỹ Toyota Foundation tài trợ.

Sách có bán tại:
– Quày Giới thiệu sách của Nhà xuất bản Văn nghệ,
179 Lý Chính Thắng, Q.3, TP Hồ Chí Minh
và: Inrahani Shop,
127 Bùi Viện, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh.
*
Biết thêm:
800 bản tác phẩm Trường ca Chăm đã được tác giả tặng cho sinh viên nghèo, mỗi bản đều có đóng dấu: Sách bán giá thấp cho bà con Chăm của chính tác giả. Nghĩa là giá bìa: 60.000đ – giá bán cho bà con chỉ còn là: 30.000đ – sinh viên được nhận tất cả số tiền này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *