Panwơc pađit – Ca dao Chăm: bình

CIIM

Ciim đơm di dhan kluw pluh
Ciim nau mưsuh, klak dhan mưjwa
Thei thuw ka tian kuw lipa
Nhjơm par di ia mưng thuw ka tian
Cơk glaung glai cơng mưng anak
Kuw maung mai wơk o bboh dhan phun
.

Tạm dịch:

Chim ba mươi đậu trên cành
Chim đi chiến đấu bỏ cành lạnh hoang.
Bụng ta ai có thấu chăng
Bèo dưới sông mới hiểu tâm tình này
Núi cao rừng lá phủ dày
Ngoái nhìn đâu thấy cành cây hôm nào.

Lời bình của Inrasara:
Đây là bài ca dao hay. Mang ra diễn xuôi một bài thơ hay là điều tối kị. Nhưng để xem cách nghĩ của ông bà ta ngày xưa, tôi thử làm điều tối kị này. Ba mươi con chim (hãy chú ý con số 3: số nhiều; 30 càng nhiều hơn, có thể rất nhiều) rời bỏ quê hương yêu thương, ra đi chiến đấu: câu1. Chim bay đi hết, không con nào ở lại, bỏ hoang trơ cành. Phải là một biến cố trọng đại lắm mới xảy ra cuộc bỏ đi như vậy. Chiến tranh, chắc chắn thế. Chiến tranh gì? Bài thơ không thông tin rõ ràng.
Nhưng đó phải là cuộc chiến không cân sức, có lẽ – đói khát và cơ khổ, những con chim đã phải ăn rau rừng mọc hoang dọc bờ sông suối cho đỡ đói: câu2. Cần lưu ý thêm về từ “tian” (bụng, lòng); bụng đói và lòng thành, bụng khát và lòng thương. Cái bụng/rau par ấy phải trường kì chịu đựng và đỡ đần nhau mới có được sự hiểu kia. Không ai hiểu, không tri âm tri kỉ hiểu, người thân cũng không hiểu, chỉ “rau par” mới hiểu. Lạ chưa?!
Cuối cùng, câu3: những con chim nhớ quê hương, day dứt khôn nguôi. Chúng muốn trở về chăng? Chưa chắc lắm, bởi đó có thể là xao lòng trong của phút giây hoài niệm. Mà cũng có thể chúng mong tìm bình an thật sự. Cuộc ra đi nào mà chẳng mong trở về? Nhưng trước mặt là mịt mùng rừng núi, bất lực!
Hào hùng, thành tâm và bi đát hiện mồn một trong bài thơ, chúng làm nên bức tranh bi tráng lạ kì!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *