Sống triết lí-36. HÀNH ĐỘNG TRONG CHÂN TRỜI KHẢ THỂ

[nền tảng của nền tảng sống chính cuộc đời bạn]

Đời người, đâu là điều quan yếu nhất?

Thời trai trẻ, ta có câu trả lời ngay không cần suy nghĩ, đó là tình yêu. Sang tuổi 30, là ước mơ và hoài bão; qua 40 là công danh, sự nghiệp. Đến khi công thành danh toại, tuổi 50 nhìn lại, đó phải là mái ấm gia đình. Rồi khi con cái đủ lông đủ cánh bay đi hết, còn lại mình, cái quan trọng nhất với ta bây giờ ở tuổi 60 không gì khác, ngoài sức khỏe.

Điều này nói lên ý nghĩa cuộc đời biến động theo thời: thời tự.

Continue reading

Sống tôn giáo-55. TẠI SAO CHAM KHÔNG CÚNG THỊT HEO TRÊN THÁP?

Tôi có người nhà, nổi hứng lên là đặt nguyên con heo – mà phải heo rừng cho “sạch”, mang lên Tháp Bà, cúng. Trong khi làm ăn đụng đâu hỏng với lỗ đó. Tôi nói một lần không nghe, là thôi.

Thịt heo tưởng lễ vật quý ai dè, đó là món Bà [và Tháp Chàm] tối kị. Bà không nhận đã đành, phần ta còn mất phước. Tại sao?

“Tại sao người Cham Bà-ni thờ phụng tháp?” bài đăng website Inrasara.com tháng 4-2018. Tháng 2-2022, tôi tút lặp lại “Lãng du thế giới tháp Chàm-10: Người Cham Bà-ni cúng tế tháp, tại sao?”

Continue reading

Sống triết lí-33. NÓI 1 LẦN RỒI THÔI

[về “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” và Điện hạt nhân]

1. Về “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni”

Hôm qua, 1 bạn gửi đến tôi văn bản phiên họp của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni tỉnh Bình Thuận nhiệm kì 2021-2026, nhắc đến cụm từ “Hồi giáo Bà-ni”, và nói: “Chỉ còn trông chờ vào tiếng nói của yut thôi”.

Tôi im lặng.

Vụ này tôi đã có quan điểm rõ ràng ngay từ đầu: Về CCCD chuyển từ “Tôn giáo: Bà-ni” sang “Tôn giáo: Đạo Hồi” tôi lên tiếng dứt khoát, tút suốt 8 ngày liền, và thành. Riêng với cụm từ “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” thì không. Xen vào, là tôi can thiệp vào công việc của nội bộ của Hội đồng. Ở đây tôi chỉ có thể luận giải vấn đề, khi cần.

Continue reading

Nỗi Cham-18. LỜI NHẮN URGENT

Tút “Nỗi Cham-17” hôm qua, tôi viết trả lời một người Cham: “Yut cho rằng trong chức sắc Cham ‘bọn dốt quá nhiều’, và muốn ‘tiêu diệt tôn giáo’ dân tộc mà các vị ấy là đại diện”.

Dẫn 2 ý đó ra và phê bình quan điểm ấy, để BÊNH VỰC CHỨC SẮC VÀ TÔN GIÁO CHAM. Nguyên văn rõ ràng như thế mà một người Cham Lương Phú Van – có lẽ là chức sắc – còm với sự hiểu lầm đáng tiếc. Rằng chính tôi là người chê chức sắc Cham dốt! [xem ảnh].

Continue reading

Nỗi Cham-17. VÀI LỜI VỚI TỪ CÔNG TƯỞNG

Yut cho tôi là người đầy hiểu biết mà không biết chấp nhận ý kiến trái chiều. Có phải thế không? Cho rằng trong chức sắc Cham “bọn dốt quá nhiều”, và muốn “tiêu diệt tôn giáo” dân tộc mà các vị ấy là đại diện, có phải là ý kiến trái chiều? – Chắc chắn là không rồi, đó là một chê bôi, phỉ báng, cực đoan.

Xin được tuần tự.

[1] Yut không phân biệt được tôn giáo với tổ chức giáo hội

Không ai dám chê Mohammed, Jesus Christ hay Đức Phật, người ta phê là phê tổ chức giáo hội của tôn giáo ấy.

Continue reading

Nỗi Cham-16. TỪ CHÊ DỐT ĐẾN MUỐN TIÊU DIỆT TÔN GIÁO

Loạt tút về “cải cách phong tục tập quán” Cham, đa phần biểu đồng tình cạnh đó lác đác vài ý kiến khác, riêng ý kiến của 1 bạn sáng nay rất lạ, cần đến một giải minh sớm, không khéo để lâu cứt trâu hóa bùn. 3 ý chính:

[1] “bọn dốt quá nhiều”

Bạn viết: “cải tiến phong tục lúc này là tự chuốc lấy cái chết bởi vì bạn đang chiến đấu với bọn dốt, khổ nỗi hiện nay bọn dốt có quá nhiều”.

Continue reading

Sống triết lí-31. TIỀN CÓ THỂ MUA ĐƯỢC TRIẾT GIA?

[hay. Khôn quá hóa dại]

“Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, dân gian nói thế.

Có vẻ hiện đại hơn: Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền. Mua ai thì được chớ hòng mua triết gia, đạo sư, nhà tư tưởng!

Có được họ còn buông nữa là. Từ Đức Phật, Krishnamurti, đến tận… Minh Tuệ. Trong khi TIỀN, TIẾNG, TÌNH – ba thứ muôn đời làm khổ nhân loại.

Continue reading

Nỗi Cham-15. ĐÁM TANG, CẢI CÁCH TOÀN DIỆN

Ba việc chính:

[1] Hòm và việc của Gru Urang

Truyền thống Cham không xài hòm, riêng chức sắc mới cần tới ‘bong’ là một loại hòm mở phần trên. Cham lấy ngoại tộc hay sinh linh Cham làm ăn xa mất đi, về quê không thể không về cùng hòm.

Về, có cần tháo hòm ra để làm lễ tẩy rửa không? Tháo, vừa gây dị ứng vừa mất vệ sinh. Đã xảy ra bao nhiêu vụ dở khóc dở cười ở đây rồi.

Continue reading

Sống triết lí-30. TẠI SAO KHÔNG LÀM?

Buổi sáng hôm đưa Hani ra ‘Brakthau’ “Rạp tạm” làm lễ Tẩy trần, đến nghi thức Tắm rửa thi hài, thì hơi có chuyện. Vẫn cảnh cũ lặp lại.

Về tập tục, nghi thức “tắm” là cần thiết và không sai, sai là ở phía đời thường ta có toàn quyền mà ta lại làm qua loa, rất tạm bợ. Nữa, chục người đứng xem [ngày xưa đến vài chục như xem hát!], có kẻ còn tính chụp ảnh nữa – quá ư phản cảm.

Continue reading

Nỗi Cham-14. KUT, CẢI CÁCH TOÀN DIỆN

Kut Gaup Gađak của tộc họ Anak Chakleng cải cách từ năm 1990, đến năm 2019 có thể nói đã hoàn chỉnh. Cải cách này giải quyết được mấy vấn đề cộm nhất liên quan đến “nghĩa trang” tộc mẫu của cộng đồng Cham Bà-la-môn.

[1] Phần ‘uơk lôk’ làm đẹp mắt người đời:

– Cải cách biến nơi âm âm u u mời gọi bao rác rưởi ném vào thành chốn khang trang, sạch đẹp.

Continue reading