Sống triết lí Cham-72. KHI CHỨC SẮC “BUỘC” PHẢI CÓ VỢ

Đa số tôn giáo trên thế giới, tu sĩ hướng độc thân. Cham ngược lại, ông BUỘC phải có vợ. Có vợ, ông mới có ‘danok’ “nơi trụ” để lên chức, để hành lễ… Hơn nữa, ông là sinh linh ưu tú, có bổn phận truyền giống để hạt giống đó tiếp bước ông hành đạo.

Truyền thống Bà-la-môn, khi đã qua giai đoạn “chủ hộ” 50-55tuổi, ông rủ bà “đi vào rừng”. Đó là ngày xưa, chớ Cham hôm nay rất khác: Vẫn ở lại gia đình trách nhiệm với con cháu. Nghĩa là không cắt rời khỏi nghĩa vụ “tam chúng”. Kẹt là vậy!

Ai có thể hành xử như Inrasara, Luận sư Bà-la-môn hiện đại?

15 tuổi, tuổi tìm học, tôi đã học tối đa. Từ sách vở về gặp trực tiếp con người: Những người thầy, những người đàn ông láng giềng cho đến Krishnamurti, Heidegger…  

Đến 27 tuổi, tôi lập gia đình, và gánh vác “sự nghiệp vợ con” một cách oanh liệt. Để 55 tuổi, tôi trút hết mọi nợ đời ở lại sau, lên đường du lãng vào thế giới chữ nghĩa và tư tưởng.

Bởi trái đất hôm nay không còn rừng, tôi đi vào rừng người, mà hành ĐẠO.

Với tư cách Luận sư Ra-Xakarai, tôi tôn trọng tuyệt đối người tu hành, không phê phán mà gần gũi nhằm tìm giải minh mọi vấn đề vướng bận.  

Hóa giải sự thể chức sắc Cham hôm nay như thế nào?

Các bạn có ý kiến gì hay không?

Bài học Minh Tuệ-22. PHƯỚC NGHIÊM, CƯ SĨ HẬU HIỆN ĐẠI

Sao gọi là Cư sĩ hậu hiện đại? Bởi ông không trụ tại gia, mà xông pha vào CHIẾN TRƯỜNG MỞ nhiều bất trắc. Thử điểm qua vài “mặt trận”:

1. Phước Nghiêm là cư sĩ HIỂU PHẬT PHÁP. Hiểu, nên ông hiểu hạnh tu của đạo sĩ Minh Tuệ và các “Sư phụ”, để theo phò. Hiểu, những lúc rảnh rỗi, ông nói pháp bằng thứ ngôn từ đơn giản và dễ hiểu, nhất là linh động ứng đáp các đoạn thơ thuộc lòng ở các tình huống và ý niệm cụ thể.

Là điều chưa Tình nguyện viên nào làm được.

2. Ông DŨNG CẢM đến lì lợm, một sinh linh bản lĩnh hiếm có.

Continue reading

Nỗi Cham-29. CÓ MẤY KIỂU VIẾT LỊCH SỬ?

Viết theo kiểu ta biết, ta học thì hẳn rồi. Sử gia cứ dựa theo dữ liệu: Văn bản vương triều [từ nhiều nguồn, trong nước lẫn nước ngoài], bi kí, có tham khảo ghi chép của người bản địa hay khách lữ hành, tổng hợp là xong.

Tại sao không thể có kiểu viết lịch sử khác? Như cách giáo sư Trần Hùng trong tiểu thuyết Chân dung Cát-2006 đề nghị: “Không phải cứ vận dụng duy một hệ thống sử để viết lịch sử các nước. Lịch sử Champa nếu được nhìn/ viết qua các phong cách điêu khắc hoặc kiến trúc thì có hay hơn không?”  

Continue reading

Chuyện đời thường. THÓI THỊ PHI, TỪ ĐỜI THƯỜNG ĐẾN VĂN GIỚI

Quý bà tiếng thị phi thì miễn rồi, cả quý ông – lại là văn giới vốn được cho là cao cấp thị phi chả kém, có khi còn ác liệt hơn. Tưởng tượng, hư cấu, thêu dệt và… phát – như thật. Thương thay!

1. Đây là ghi chép từ đối thoại 2 bạn A & B, bạn đọc cần tiếp nhận ở cấp độ minh triết.

– Yut đã thuyết 34 phút, nay tới phiên tôi nhé. Yut có biết yut thông minh không? Rất thông minh nữa là khác, hơn hẳn ba ông mà yut vừa điểm danh…

Continue reading

Sống triết lí Cham-71. TUỔI 50 MỚI ĐƯỢC THĂNG TAPAH, TẠI SAO?

[hay. Đức Phật đã tái định nghĩa một đạo sĩ Bà-la-môn chân tính như thế nào?]

1. Đời người Bà-la-môn được phân làm 4 giai đoạn: Học: dưới chơn thầy, Chủ hộ: nuôi sống gia đình, Tu: buông tất cả để vào rừng, và cuối cùng là Phong phanh giữa trời đất. Lối phân giai đoạn này áp dụng nghiêm ngặt, nhất là với sinh linh xu hướng làm Tu sĩ!

Sau quá giai đoạn “chủ hộ”, con cái đã khôn lớn, và cũng không còn nhu cầu nào khác, ở tuổi 50, Ông mới nhận thăng chức ‘Tapah’ [hay ‘Baic’]. Ông đã là TU SĨ.

Continue reading

Sống triết lí Cham-70. TRIẾT HỌC, NỀN TẢNG CHO CẢI CÁCH

Ở tút “Giã từ vũ khí”, nhắc về 1@3 công việc chính của tôi, đoạn: “San định kinh sách Cham, đặt nền tảng cho cải cách toàn diện tôn giáo Ahiêr Awal, hôm nay và ngày mai”, xảy đến vài ý kiến cần giải minh.

[1] San định là gì?

Nghĩa trong Từ điển: “là sửa sang lại văn bản cổ bằng cách bỏ đi những chỗ cho là không hợp, xác định những chỗ còn có nghi ngờ và sắp xếp lại”.

Tam tạng tôn giáo Cham gồm: Kinh, Luận và Luật.

Continue reading

Sống triết lí Cham-69. THI SĨ – KẺ CANH GIỮ NGÔN NGỮ DÂN TỘC

Năm kia, bạn thơ trẻ không dưng mỉa tôi: “Ông chỉ giỏi làm thơ tiếng Việt, chứ tôi đã in 2 tập thơ tiếng Cham”. Tôi trả lời vui: Sara đã viết 2 trường ca và hàng trăm bài thơ tiếng mẹ, khi bạn còn chưa ra đời mà! Mới nhất, một bạn khá thiện chí, kêu: Chắc Sara quen làm thơ tiếng Việt, nên đã nhầm lẫn [về ngôn từ].

Tại sao có ngộ nhận đó? – Không đọc “hồ sơ” tôi đã đành, các bạn còn chưa hiểu triết lí sống của tôi với tư cách nhà thơ: Kẻ canh giữ ngôn ngữ dân tộc. Tôi canh giữ từ sớm, qua nhiều thể cách và phương tiện.

Continue reading

Bài Học Minh Tuệ-21. NHÀ SƯ HẬU HIỆN ĐẠI

Hôm qua, vị sư Ấn Độ giáo quỳ lạy đạo sĩ Minh Tuệ, là điều chưa từng.

Triết học Bà-la-môn phân đẳng cấp xã hội làm 4: [1] Tu sĩ hay Bà-la-môn, [2] Vua chúa, quý tộc, chiến binh, [3] Thợ thủ công, thương nhân, nông dân, và [4] Đẳng cấp nô lệ, bộ phận người dưới đáy xã hội.

Lối phân chia đó còn ảnh hưởng đến Cham ngày nay. Pô Adhya Cả sư đẳng Bà-la-môn tuyệt không lạy ai! Dù đó là vị vua Champa đã được thần hóa, như Pô Klong Girai, Pô Rômê… vì ở thẳm sâu ông vẫn nghĩ mình đẳng “cao” hơn các vị ấy.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời. NHÀ VĂN VẪN CÓ THỂ GIÀU

Quan niệm xưa cũ, đã là nhà văn thì phải… nghèo: thanh bần, nghèo mà sang. Và chúng ta ưỡn ngực bởi nỗi đó. Sao không thể giàu và sang?

Hơn mươi năm trước, tôi có loạt 18 bài: “Cham vẫn có thể làm giàu”, để bày Cham làm giàu. Ở đó có kể chuyện tôi đã giàu lên từ thổ cẩm ra sao. Nay, kể chuyện tôi, từ VĂN CHƯƠNG CHỮ NGHĨA: Làm ra tiền, tiêu tiền và đã nghèo như thế nào.

Một bài học bổ ích cho nhà văn, và cho chung, chắc chắn thế!

Continue reading