LÀM SAO ĐỂ TUỔI GIÀ CÓ Ý NGHĨA?

Ở buổi họp lớp, vài bạn học hỏi hiện Sara đang đâu? Tôi nói, từ tuổi 60 tôi không còn sở hữu gì cả, cũng không ở đâu cả – vô sở trú!

– Tội thế! – một bạn kêu lên. Tôi nói, không đâu, tôi chọn cô đơn cho suy tư và sáng tạo. Tôi là kẻ hạnh phúc nhất trần gian, và thêm:

– Như cái tên “phú trạm” vận vào mình, từ bé tôi đã như vậy. Chuyển dịch và cư ngụ nhiều nơi, cô đơn, mãi mãi cô đơn. Dù lúc này trên danh nghĩa, tôi đang “định” ở nhà cháu tại đất Chakleng, được cháu nấu cho ngày hai bữa, tôi vẫn “dịch” khắp nơi nếu muốn, nhất là khi nó làm cho tôi vui. Có vé, là tôi… đi, bất kì đâu, “phong phanh giữa trời đất”.

Continue reading

Thương ca vô tận-28. XIN LỖI, CẢM ƠN, TRÁCH NHIỆM & TẠ ÂN

[hay. Họp lớp PK-K5, tôi nói gì? 4 chuyện, đáng làm bài học]

Ở đó may và vui, bạn học đã ứng xử với tôi như mọi người, chứ không như nhân vật nổi tiếng hay sinh linh cá biệt! Và dành cho tôi 7phút, để…

[1] Xin lỗi

[Chuyện không kể] Nhà văn hiếm khi biết nói lời xin lỗi, là điều lạ. Ở chốn ấy tôi bị hơn mươi lần đối xử tệ, dù biết sai, nhưng không là không. May, được duy nhất 1, là nhà văn Nhật Tuấn [đã kể].

Continue reading

Thương ca vô tận-26. THÓI THỊ PHI

Quý bà tiếng thị phi thì miễn rồi, cả quý ông – lại là văn giới vốn được cho là cao cấp thị phi chả kém, có khi còn ác liệt hơn. Tưởng tượng, hư cấu, thêu dệt và… phát – như thật. Thương thay!

Đây là ghi chép từ đối thoại 2 bạn A & B, bạn đọc cần tiếp nhận ở cấp độ minh triết.

– Yut đã thuyết 34 phút, nay tới phiên tôi nhé. Yut có biết yut thông minh không? Rất thông minh nữa là khác, hơn hẳn ba ông mà yut vừa điểm danh…

[im lặng, và gật gù, dường đang nhâm nhi lời khen]

Continue reading

Thương ca vô tận-25. KHUYẾT CHẤT KIÊU HÃNH SANG TRỌNG

[hay. Có cần thiết nịnh bợ không?]

Con không thể chọn làm đứa con tổng thống Pháp hay cháu đích tôn quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mỹ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

[còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc]

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Continue reading

Bí mật của thất bại-19. SỢ KHÁC

[Nắm cơ hội, tạo cơ hội & biến nguy thành cơ. 3 câu chuyện của tôi]

[1] Nắm và mở rộng cơ hội

Năm 1992, đang thủ quán Tạp hóa Haly’s nhà quê khi ấy thuộc hàng đầu Cham, tôi nhận thư mời vào Đại học Tổng hợp soạn… Từ điển. Nói là soạn, thật ra Trung tâm đã làm xong hồ sơ, tôi và thầy Nguyễn Ngọc Đảo chỉ vào duyệt xem trúng trật, sau đó thêm vào mục từ mới của Ban Biên soạn.

Continue reading

Thương ca vô tận-23. THƯƠNG BẠN THƠ CHƯA LÀ HỘI VIÊN

Hứa là không bao giờ nhắc nữa, nay phải trở lại. Thôi thì cứ cói tút này như một cách phổ độ chúng sanh. Câu chuyện:

[1] Bạn thơ A vừa email cho tôi, nghe nói mình được 8/9 phiếu, sao không vào được, mong Chủ tịch cho biết.

– Mình nghỉ từ năm kia rồi, bạn à. 

– Ông từng giữ trọng trách đó thì phải có thông tin chứ.

Continue reading

Thương ca vô tận-22. THƯƠNG NHÀ THƠ VIỆT NAM

Hồi bé tôi rất nể ông láng giềng Kadhar Gam Muk quản trăm con dê, mãi thắc mắc làm sao phân biệt được dê nhà để tách đàn khi chúng lẫn vào đám khác. Hệt mùa Xuân 1969, một tiểu đội lính Mỹ ghé qua làng, bà nhà quê kêu: Ba anh trắng thì được, chớ làm thế nào biết được mấy anh đen kia ai là ai, mà gọi nhỉ.

Đi nói chuyện các nơi về thơ, đến tiết mục hậu hiện đại, tôi hay đọc 3 bài thơ: “Lê Dũng nói…” của Lê Vĩnh Tài, “Cut” của Lê Anh Hoài, và “khóc văn cao” của Bùi Chát để minh họa.

Continue reading

TRĂM NĂM TRONG CÕI[*]

[hay: Nhớ Ngọc Trinh-01]

Ngọc Trinh bị bắt

Lưu Bình Nhưỡng vừa bị bắt

Trịnh Xuân Thanh. Trầm Bê. Cù Huy Hà Vũ. Trần Huỳnh Duy Thức. Chị Hằng. Điếu Cày cùng đôi dép tổ ong. Phan Quốc Việt. Trương Mỹ Lan. Đỗ Anh Dũng và Dương Chí Dũng. Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Hồn Cụ Kình. Hồ Duy Hải vẫn chưa chết. Phạm Đoan Trang. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn.

Ngọc Trinh Ngọc Trinh

Continue reading

Thương ca vô tận-21. HUYỀN NGHĨA CỦA KHỔ

Có 4 cấp độ…

1. Ở giai độ nhân loại

Đức Phật tuyên chân lí đầu tiên: Khổ đế.

Nỗi này thiên hạ bàn nhiều, xin miễn thêm bớt.

2. Với tư cách nhà văn

Henri Miller: Tiếng run rẩy đầu tiên được đặt vào trang giấy là tiếng của thiên thần bị thương: KHỔ.

Một tâm hồn sáng trong bị vùi giập, một giấc mơ đẹp bị đày đọa, một tinh thần phiêu lưu khai phá bị chặng họng: khổ.

Continue reading