Chế Vỹ Tân: TÂM THƯ GỬI BÀ CON CHĂM BÀ-NI

(Nguyễn Văn Tỷ, 88 tuổi, cán bộ hưu trí dân tộc Chăm, tôn giáo Bà-ni, viết tâm thư về sự vụ: Tôn giáo Bà-ni không có tên trong danh mục Ban tôn giáo Trung Ương).

Bà con Bà-ni quý mến!

Thông tin về Đại hội tôn giáo tại Bình Thuận 16-3-2022, thống nhất tên gọi Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

Đã có ý kiến trái chiều từ dư luận, một số ít ủng hộ, đa phần phản ứng khá gay gắt, tạo sự hiềm khích giữa các tín đồ, nguy hiểm đến tình đoàn kết và sự bất ổn trong cộng đồng nhỏ bé Chăm.

Continue reading

Chế Vỹ Tân. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TÔN GIÁO XƯA VÀ NAY

Tôi vừa nhận được bài viết của Chế Vỹ Tân tức Nguyễn Văn Tỷ giải minh về các khía cạnh xung quanh Vấn đề Bà-ni. Thầy Tỷ năm nay 87 tuôi, đã hưu từ 20 năm trước; lẽ ra thầy cũng quyết hưu trước các vấn đề cộng đồng. Tuy nhiên bởi trách nhiệm trí thức, thầy cố gắng viết bài “cuối cùng” này, như thông điệp gửi đến: Thế hệ trẻ Cham, chính quyền các cấp, và những người đang “lên tiếng đấu tranh” xung quan Tôn giáo Bà-ni.   

Sau đây là nguyên văn.

Continue reading

URANG CHAM 13. NGUYỄN VĂN TỶ

NguyenVanTy2008
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tỷ; bút hiệu: Chế Vỹ Tân, Trà La Ding, Jaya Yutcham.
Nguyễn Văn Tỷ sinh năm 1935 tại Phước Nhơn, Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.
Năm 1941, học tiểu học ở Phước Nhơn. Do trường lớp lúc đó thiếu, lớp Ba và lớp Nhì phải qua Văn Lâm học. Đến lớp Nhất lại về Phan Rang học chương trình lớp Nhất Pháp – Việt. Năm 1949 lấy bằng Primaire. Sau đó ra Nha Trang học lớp Nhất Tiểu học chương trình Pháp.
Năm 1950 – 1958: học Trung học Lycée Yersin Dalat tốt nghiệp Tú tài toàn Pháp, Ban triết lý – văn chương năm 1958. Năm 1959, học Đại học Sư phạm Đà Lạt, ở đây ông giữ vài giám thị nội trú Lycée Yersin Dalat; tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ban Pháp văn Đà Lạt năm 1963. Continue reading

Nguyễn Văn Tỷ: Thư góp ý về chuyện bán báo Tagalau

Cùng các anh em Ban Biên Tập Tagalau!

Về chuyện bán tuyển tập Tagalau, tôi thấy có nhiều trục trặc đáng tiếc, vì nhiều lẻ: người mua không tìm được tập san này để mua, sách mỗi kỳ lại tồn động nhiều, các trí thức Chăm mong muốn các tập san này phải được đến tay các bạn đọc nhiệt huyết và không bao giờ Tagalau chịu lỗ về tài chánh v.v…

Nay tôi xin có mấy lời đề nghị sau đây: Continue reading

Chế Vỹ Tân: Đất nghĩa trang của người Chăm Bà-ni lại bị lấn chiếm

Ghur Kadang-02

Hiện nay trên nhiều web của mạng internet đã xuất hiện nhiều bài viết phản ứng về việc lấn chiếm đất “Ghur Darak Neh” của người Chăm Bà-ni tọa lạc tại thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Nghĩa trang “Ghur Darak Neh” là nghĩa trang cổ nhất tỉnh Ninh Thuận hiện đang được các tộc họ người Chăm thuộc 5 thôn: Phước Nhơn 1 – 2 – 3, An Nhơn (huyện Ninh Hải) và Lương Tri (huyện Ninh Sơn) phụng tự và hàng năm làm “lễ tảo mộ” rất trang nghiêm và hoành tráng… Continue reading

Jaya Yut Cam: Su-on bhum Cam

Lời BBT Inrasara.com, 15-8-2012:

Nhân “vấn đề tác giả” bài thơ “Su-on bhum Cam”, BBT xin đăng lại nguyên tác cho bà con và độc giả cùng thưởng lãm. Xin lưu ý: bài thơ tiếng Chăm Jaya Yut Cam và bản Việt ngữ của Inrasara đã đăng ngày 13-12-2007, ở trong cột Tácgiả Nguyễn Văn Tỷ.

Sau đây là nguyên văn:

Jaya Yut Cam: Su-on bhum Cam

Posted on 13.12.2007 by admin

Đã in trong Tập san ƯỚC VỌNG số 1, 1968 của Trường Trung học An Phước.

 

Bier harei dauk ngauk bbwơn jwa
Maung hala kayuw jruh pahwai paha tian drei Continue reading

Nguyễn Văn Tỷ: Xung quanh vấn đề tiếm quyền tác giả của ông Sử Văn Ngọc đối với bài thơ Su-ôn Bhum Chăm

* Nguyễn Văn Tỷ đang lí giải lai lịch bài thơ tại nhà riêng với Inrasara – 2011.  

Tôi Nguyễn Văn Tỷ, tình cờ đọc được bài thơ “Su-ôn bhum Chăm” là bài thơ của tôi được đăng nguyên bản trong sách Văn hóa làng truyền thống người Chăm tỉnh Ninh Thuận của tác giả Sử Văn Ngọc (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam). Dự án của Hội Văn nghệ Dân gian này là do Gs-TsKH Tô Ngọc Thanh làm Trưởng ban và chịu trách nhiệm nội dung.

Tại trang 248 của quyển sách nói trên, Sử Văn Ngọc có ghi mấy dòng chữ sau đây: Continue reading

Chế Vỹ Tân: Thử tìm hiểu cuộc hôn nhân giữa hai nam nữ thuộc mẫu hệ và phụ hệ

(Chuyên đề Hôn nhân ngoại tộc)

* Chế Vỹ Tân – Inrasara & nghiên cứu sinh Thanh Lê tại tư gia của ông, Phước Nhơn – Ninh Thuận 2011.

Trong cuộc đời, người ta thường chia thời gian sống làm hai giai đoạn: Giai đoạn sống dưới sự che chở, đùm bọc của cha mẹ và giai đoạn của cuộc sống vợ chồng. Lúc còn ở tuổi học trò, mọi việc đều dựa dẫm vào cha mẹ nên anh chàng/ cô nàng chưa hiểu thấu đáo “TRÁCH NHIỆM” là gì. Continue reading

Nguyễn Văn Tỷ: Nhận định về đời sống của hai cộng đồng dân tộc Chăm tại Hiệp Chúng Quốc Hoa Kì và Việt nam

Đã đăng Tagalau 11.

* Thế hệ trẻ Chăm tại Hoa Kì 2010 – Photo Chế Mỹ Lan.

Nhân dịp du lịch tại California (Hoa Kỳ) vào tháng 10-2009 vừa qua, tôi rất hân hạnh được tham dự lễ hội Katê của dân tộc Chăm tại hai thành phố: Sacramento do Hội Văn hóa Truyền thống tổ chức ngày 17-10-09 và San Jose do Hội Bảo tồn tổ chức ngày 24-10-2009. Tại hai buổi lễ này, tôi lấy làm vinh dự được mời phát biểu cảm tưởng như một vị khách quí đến từ Việt Nam.
Sau khi phát biểu cảm tưởng tốt đẹp của mình về lễ hội truyền thống tổ chức tại hải ngoại, tôi có nhận định về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng Chăm tại đây như sau Continue reading