Tôi nhà báo-2. NHÀ BÁO NHƯ LÀ NHÀ BÁO

[Tại sao viết báo? – trích Tự truyện Inrasara, chương 6]

Albert Camus viết đại ý, Nếu nhà văn […] sống trong thời đại chúng ta, ông sẽ không chút hối tiếc nếu – thay vì đóng cửa phòng để viết tác phẩm vĩ đại, ông sẽ lao vào thời cuộc để làm một nhà báo.

Tại sao tôi viết báo? – Đơn giản, bởi Cham chưa có nhà báo.

Lăn xả vào lòng đời, nói lên sự thật, có chủ kiến độc lập, và lôi cuốn người đọc tỏ thái độ.

Continue reading

Tôi làm báo-1. TÔI LÀ NHÀ BÁO

[trích Tự truyện Inrasara, chương 6]

Tôi không ưa báo chí, không bao giờ đọc, và không nghĩ mình viết báo, vậy mà tôi thành một nhà báo, lại là nhà báo… lớn. Không đùa đâu.

Đó là cụm từ tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển biếu tôi.

Ninh Thuận hiếm khi mời tôi dự hội thảo này nọ, mời tôi phát biểu càng hiếm nữa. Tôi được nói ở tỉnh nhà là nhờ… trung ương. Tại Hội trường KS Phong Lan nơi báo Dân tộc & Phát triển tổ chức hội thảo “Báo chí & Vấn đề chủ quyền biển đảo”, trước cử tọa là đại biểu các tỉnh miền Trung, anh Định mời tôi tôi tham luận trước tiên, giới thiệu rất oách:

Continue reading

Tôi buôn bán. CÂU CHUYỆN DARAK CHAKLENG

1. Mùa mưa năm 1990, tôi gồng gánh cả gia đình từ Trà Kha – Trà Vinh đùm đuề chuyển đến huyện Cầu Ngang. Công việc buôn bán ngưng trệ. Gần như cả ngày tôi chỉ nằm nhà trọ đọc sách, chờ người Miên trả nợ. Vốn liếng gần như cạn kiệt. Thêm Hani đang mang thai Jakha. Rốt cùng, không thể chờ được nữa, chúng tôi quyết định quy hồi cố hương.

Về, nhà cũ đã bán cho dì Lượng. Gia đình tôi vô sản toàn phần. Hani năn nỉ dì Lượng cho mượn nhà cũ ở tạm, sau hẵng tính.

Continue reading

Giai đoạn chủ hộ. KẾT THÚC MỘT “TRIỀU ĐẠI” CHĂNG?

[thương tặng các con tôi]

Tôi không sợ nghèo, bởi tôi từng rất nghèo.

Tôi không còn giàu, vì tôi không muốn… giàu.

Câu hỏi lớn ở đây là, đâu là KẺ KẾ NGHIỆP?

2005 chúng tôi ở Quận-4, kinh doanh đang ở đỉnh. Ngó qua ngó lại, 4 đứa từ Haly, J’Prang, Jaka cho chí Jaya không ai được Bà Trời ban cho ý hướng quản lí. Nhà có mỗi Út Jakha, nhưng hắn mới lớp Chín. Chuẩn bị buông Cty, tôi bàn với Hani:

– Đừng làm. Giám đốc là KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN LÀM! Mỗi tuần mẹ nó cứ ra trung tâm Quận-1 dạo cho anh 2-3 lần đi. Cà-phê và dạo chơi thôi.

Continue reading

Tôi buôn bán. SAI MỘT CON TOÁN…

[hay: Sai lầm về nguyên tắc của tôi-1]

Năm 2002, 45 tuổi, sau 10 năm lao vào thương trường, chúng tôi đã giàu. Phần tôi, dù chỉ dành 1/3 thời gian và trí lực nhập cuộc chữ nghĩa, từ chữ nghĩa – tôi cũng giàu.

Kẹt nỗi, do không có mệnh truyền hậu duệ, mỗi lần tôi buông thứ gì, là thứ ấy suy vi, hoặc chết. Buông Bàn tròn Văn chương, nó chết không kịp ngáp; buông Tạp hóa Haly’s, nó suy tàn không thể đỡ; hôm nay, buông Cty, nó lao dốc không phanh. Cho dù tôi luôn chuẩn bị bước tiếp theo cho nó.

Continue reading

Tôi buôn bán. TÔI CÓ CÁI MỆNH KHÔNG MUỐN… GIÀU

Bà xã tôi ngược lại, không có số giàu.

“Cái mệnh không muốn giàu” – mệnh đề với chữ “muốn” có vẻ mâu thuẫn, và phi lí. Chả đùa đâu, mà thật. Mười năm sắm vai chủ hộ làm kinh doanh, tôi gặp cả khối cơ hội giàu, to có nhỏ có, nhưng tôi đã từ chối tất.

1. Kể ba vụ ngẫu hứng.

Năm 2007, đại gia Việt kiểu Canada mê thơ và chịu chơi, anh có cái Resort tại Mũi Né, hai đời giám đốc trước lừa anh đủ thứ lừa. Về Việt Nam là rủ tôi lai rai, vui vẻ và tin nhau đáo để. Mấy bận gợi ý tôi thủ vai chính, nhẹ nhàng mà có tiền, còn ưu tiên cho Cty Inrahani mặt tiền trưng thổ cẩm nữa – là quày thổ cẩm đầu tiên ở Mũi Né, mới ác. Vậy mà tôi phủi tay.

Continue reading

Tôi, nhà kinh doanh. Nguyên tắc-4. CÓ GAN LÀM GIÀU

[Hay: Mở đường, dám phiêu lưu, và tới cùng]

1. Tháng 8-1992, tôi nhận giấy mời vào Sài Gòn soạn từ điển.

Thường người đời chuộng ổn định, khi ấy Tạp hóa Haly’s đang ăn nên làm ra, tôi đã cắt cái rụp: Đi!

Đi, để sau lưng mình, nó lao xuống dốc không phanh. Dù bà xã vẫn ở lại, hay dù sau đó Diễm từ Cok được mời qua thủ Cà-phê Diễm, hay sau nữa là Cà-phê Sách, nó vẫn cứ không chịu dừng lại. Tại sao?

– Chả có gì khỏ hiểu, – tôi nói. – Mặt bằng đó, hàng hóa và bạn hàng còn nguyên vẹn đó, câu chuyện ở đây là con người. Ta làm gì với nó?

Continue reading

Tôi, nhà kinh doanh. Nguyên tắc-3. LÀM ĂN VỚI NGƯỜI GIÀU

Làm ăn, giàu thì không dám nói, chớ để thoải mái – dễ ợt!

Miễn là ta biết Mở đường, dám Phiêu lưu, và Tới cùng.

Ba giai đoạn đầu đời người: [1] Tuổi 15-25: dưới chơn thầy; [2] 25-55: sắm vai chủ hộ; [3] 55-65: đi vào “rừng”… Tuổi 25-55: có 3 giai đoạn nhỏ: Lò luyện tội đời, Nhà kinh doanh, và Con người chữ nghĩa. Xin kể 2 khoảng đầu của giai đoạn [2] trước.

1. Từ 1982, 25 tuổi, vào Ban Biên soạn sách chữ Chăm cũng là năm tôi lấy vợ, đích thị đặt bước chân đầu tiên vào Lò luyện tội cuộc đời.

Continue reading

TÔI HỌC BUÔN BÁN

[Covid-19, tự cách li cô độc, tôi lật các “ghi chép” cũ sắp xếp lại làm TỰ TRUYỆN. “Tôi buôn bán” chương7. Trích đăng bà con đọc giải trí, nếu được – học hỏi nhân rỗi rãi]

Tôi buôn bán, nguyên tắc 1: không DỐI; nguyên tắc 2: HỌC.

1. Mùa mưa 1990, thất bại te tua ở miền Tây, tôi gồng gánh cả gia đình qui hồi cố hương. Tôi làm lại cuộc đời từ tay trắng, và còn hơn thế – “bắt đầu từ con số không, từ con số âm, có lẽ” (thơ Inrasara).

Continue reading

LÀM SAO KHÔNG DỐI GIỮA MỘT THẾ GIỚI DỐI TRÁ?

[trích: “Tôi buôn bán”]

Dối trá tràn lan, ở đủ cấp, trong mọi thành phần, thuộc mọi khu vực.

Từ chợ búa đến đường phố. Bệnh viện hay trường học. Gia đình hay cơ quan công quyền. Báo giấy và báo hình dối trá, hội thảo và hội nghị cũng dối trá tuốt. Văn chương, chánh trị, báo cáo hành tích, nghị định nghị quyết, tất tần tật.

Nói mà không làm, dối đã đành; làm qua loa, làm cho có cũng là dối trá.

Continue reading