Câu chuyện Cham-67. ĐẤU TRANH, THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?-1

[nhân vụ Bà-ni, kể & phân tích vài bài học cũ rút kinh nghiệm]

Đấu tranh thế nào hiệu quả? – Dễ lắm! Thành tâm, hiểu biết, có người có ta, tới cùng và… may mắn. Tại sao?

THÀNH TÂM là điều kiện tiên quyết.

Nhập cuộc mà tính toán vị kỉ thì bạn chỉ có thể lừa được vài người qua vài lần, còn thì khi bị phát hiện một, hai lần, không còn ai tin bạn nữa. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Tự hại bạn và ảnh hưởng cả cộng đồng.

Kế đến là KHÔNG ANH HÙNG CÁ NHÂN

Continue reading

Câu chuyện Cham-19. TÔI BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ?!

Gần ba thập niên nhập cuộc văn chương chữ nghĩa tiếng Việt, từ sáng tác đến phê bình, từ chủ tọa hội thảo hay chủ trì Bàn tròn văn chương và Cà phê thứ Bảy Văn học cho đến non trăm buổi nói chuyện về thơ ca đương đại khắp các tỉnh thành, Đại học… tôi dường chưa hề bị cái gọi là phân biệt đối xử. Ngược lại, tôi còn được đại bộ phận văn giới Việt ủng hộ, bênh vực nữa. Cả về văn học thuần túy lẫn những gì liên quan đến Cham.

Continue reading

Câu chuyện Cham-16. ĐỒNG CHUÔNG TỬ BỊ CÂU LƯU, KHẢ NĂNG MỞ NÚT THẮT TỪ ĐÂU?

Tôi biết tin ĐCT bị bắt tạm giam vào chiều 7-4-2021, khi cá nhân tôi cũng đang gặp vài chuyện cộm cần giải quyết. Tôi nhận tin nhắn từ nhiều nguồn, có cả yêu cầu cei Sara lên tiếng nữa.

ĐCT là con chim quý, hiếm trong cộng đồng Cham. Với người hoạt động chữ nghĩa càng hiếm nữa. Nó biết thế, nên hứng quá đôi khi nó hót lạc điệu. Thậm chí rất lạc điệu. Cá nhân tôi, hai lần gỡ rối cho Tử.

Tại sao Tử bị bắt? Chẳng rõ. Sự việc liên quan đến đất đai chỉ là tin hành lang. Chưa biết đúng sai thế nào nên không thể nói trước. Kéo nhau đi “đòi người” như vụ Đàng Ngọc Thủy 2016, thì không xong rồi. Thời điểm ấy, họ thả Thủy cho rảnh nợ để đối phó với bạt ngàn chuyện lớn hơn. Làm gì?

Continue reading

Câu chuyện Cham-15. TÔN GIÁO ‘AHIÊR AWAL’, CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỐNG CÒN

Ramưwan lại đến rồi… Quan hệ hỗ tương giữa ‘Ahiêr Awal’ không thể không bàn đến. Tại sao?

[1] Cham – Tôn giáo hay Tín ngưỡng dân gian?

Cộng đồng Cham Pangdurangga ít có khái niệm về tôn giáo theo nghĩa chữ ‘Agama’ (Sanskrit: Āgama), mà thường dùng chữ ‘Adat cabbat tana rakun’.

Các Từ điển đều dịch ‘Agama’ là “tôn giáo, đạo”, tuy thế nếu có hỏi, hiếm ai biết chữ “tôn giáo” Cham gọi là gì. Hồi về Việt Nam, Po Dharma nhiều lần bảo Cham không có tôn giáo mà chỉ có tín ngưỡng dân gian, không phải không có lí.

Một tôn giáo cần hội đủ: Giáo chủ, giáo lí và giáo đường, cùng sinh hoạt nghiêm ngặt. Đằng này Cham cả ‘Ahiêr’ lẫn ‘Awal’ đều thiếu một, hay thiếu cả ba. Tôi cho đó là một tôn giáo đặc thù Cham [sẽ bàn sau].

Continue reading

Câu chuyện Cham-9. CHUYỆN CHAM BUÔN BÁN

Cham xưa nổi tiếng buôn bán. Từ hàng cao cấp như trầm hương, kì nam đến hàng rẻ nhất nhưng không thể thiếu: nước ngọt. Cả khi làm tù binh, sinh linh Cham vẫn sang tận Lào để thành kiểu “vua” buôn bán, như ta thường gọi (xem Tạ Chí Đại Trường).

Cham nay vẫn không chừa tật (xem Inrasara, Minh triết Cham-2011). Thổ cẩm là một.

Kể chuyện Cham làm thổ cẩm, dù tránh đề cập việc riêng, tôi không thể không nói về. Đó là người thực việc thật, cả thành công lẫn thất bại cùng nguyên do dẫn đến. Thêm, không ai hiểu tôi hơn tôi, và chuyện tôi không chỉ là chuyện tôi: người của công chúng mà. Các trải nghiệm “quý báu” Cham chưa rõ, chúng cần được đúc kết lại lưu truyền cho thế hệ đi tới.

Continue reading

Câu chuyện Cham: Chuyện ngoài lề. NÓI LẠI ĐỂ TRÁNH HIỂU NHẦM KHÔNG ĐÁNG [về bài “SAO TA CỨ MÃI CHIỀU BÀ-NI?”]

Những tưởng đầu đường thương xó chợ

Ai ngờ xó chợ cũng chơi nhau” – BG.

Tiến sĩ Sáng Putra Podam, sáng nay bóp méo và xuyên tạc tinh thần bài viết của tôi. Với ông thì không sao, dẫu sao lối bóp méo này đã lung lạc được 1-2 bạn facebook Cham, nên tôi cần nói lại. Nói, không phải cho ông Sáng, mà cho bà con Cham.

Có 2 điểm:

1. Về Putra Podam, TẦM ĐỌC VÀ HIỂU của ông, năm ngoái tôi nói qua một lần rồi thôi, không nói nữa. Nhắc lại 2 ý nhỏ cho bà con hiểu:

Continue reading

Đối thoại Cham-20. CHAM VẪN CÓ THỂ LÀM GIÀU

[Tên một bản thảo mới và sự cần thiết của nó lúc này]

– Nhà thơ buôn bán, ừ thì được đi, lại đi bàn về buôn bán, còn bày thiên hạ làm giàu nữa, không lạ sao?

– Chả có chi là lạ cả. Tạ Chí Đại Trường từng gọi Inrasara con người đa năng, không sai. Tôi viết nhiều thể loại bị coi là khá tréo ngoe: Sáng tác qua nghiên cứu; thơ, tiểu thuyết bên cạnh tiểu luận phê bình… Đó là sử gia này mới biết Inrasara ở lĩnh vực chữ nghĩa, chứ thêm món khác chả biết ông còn định danh Inrasara thêm gì nữa. 

– Viết cuốn “Cham vẫn có thể làm giàu” còn hơn là lạ…

Continue reading

Đối thoại Cham-16. TẠI SAO TAGALAU CẦN SỐNG?

Hôm qua 14-1-2021, ngồi với anh em tại cà-phê PATOM, vài bạn thế hệ mới đặt vấn đề Tagalau. Đâu là sứ mệnh Tagalau, và đâu là mục tiêu? Rồi ai sẽ nắm giữ Tagalau, sau khi hai “thế hệ” tiếp nối tạm nghỉ? Vẫn có vài nhầm lẫn đây đó. Tôi nói:

– Kêu “sứ mệnh” thì hơi to, còn nếu muốn dùng chữ này, ý định tôi là tạo một biểu tượng nhỏ cho Cham hiện đại. Với hai mục tiêu là bày “sân chơi” cho Cham đăng các sáng tác của mình, bên cạnh mức độ nào đó – để các dân tộc trên đất nước Việt Nam và người ngoài biết về Cham và văn hóa Cham. Còn nội dung, Tagalau cũng đã nêu rất rõ ở tiểu đề: “Sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu văn hóa Cham”.

Continue reading

Đối thoại Cham-15. TẠI SAO PHẢI GIỮ TRUYỀN THỐNG?

– Tại sao phải giữ truyền thống?

Là câu hỏi Út dành cho tôi hai tháng trước. Câu hỏi khá bất ngờ, khó miễn chê. Thức thời, sống theo thời đại mình đang sống không hay hơn sao, hà cớ lại cứ phải bản sắc với truyền thống? Có 3 điểm đáng xem xét:

[1] Bảo tồn khác biệt và đa dạng về nhân chủng

Mấy năm trước, ở loạt bài “Người Cham có thông minh không?” tôi nêu ra 3 loại thông minh:

Thông minh [để] tồn tại: Tôi lấy ví dụ bà người Tàu đơn thương lạc bước vào palei Cham chỉ với cái thúng và đòn gánh, sau mười năm bà đã là người giàu nhất làng.

Continue reading

NGHIÊN CỨU, DỄ

Nghiên cứu văn hóa Cham, dễ ơi là dễ. Phát kiến đề tài: dễ, sưu tầm và xử lí tư liệu: dễ, hoàn thành công trình: dễ nốt. Chịu nhìn ra xung quanh, đề tài tràn khắp. Vậy mà chả hiểu sao nhiều Cham không [thể] nhận ra và làm, cứ mặc cho các câu chuyện trôi nổi nguy cơ tiêu trầm một ngày không xa.

Từ 2015, thực sự tôi không còn hứng thú hay nhu cầu in sách nữa, dù đang trong tay non 40 bản thảo hoàn chỉnh. Sáng tác, phê bình lẫn nghiên cứu. Tôi muốn nhường phần đất lại cho các bạn thế hệ mới.

Continue reading