Tôi-11. ĐÂU LÀ LUẬN-01

[hay. Cham giáo dục người nam: Tôn thờ AKHAR sự Hiểu biết]

“Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr-Awal”, tôi bắt gặp vô số điều lạ, độc trên hành trình gian nan, hấp dẫn và thú vị ấy. Ở đó, giáo dục là một.

1. Giáo dục nam: Ariya Patauw Adat Likei dạy tôn thờ TRI THỨC

2. Giáo dục nữ: ‘Kabbôn’ Muk Thruh Palei dạy Cham LÀM GIÀU

3. Giáo dục chức sắc tôn giáo Ahiêr Awal: Baic Pakaup Kinh nhật tụng ĐẠO ĐỨC

4. Luận sư: “Nhập cuộc về hướng MỞ”, học để cống hiến cho nhân loại.

Po Riyak là Thần Sóng được cộng đồng Cham thờ phụng tại khu đất thuộc thôn Vĩnh Trường, Ninh Thuận. Năm 1960, chiến tranh lan tràn, dân Chakleng thỉnh Ngài về quê mình làm Thần Làng, tôn là Thần Tri thức. Lạ không?!

Trích: Văn học Cham khái luận-1994:

“Sẽ không có gì là bất công cả khi đàn ông Cham không được phân chia tài sản lúc ra khỏi gia đình cha mẹ [để cưới vợ] hay gia đình mình [nếu li dị]. Bởi ngay từ tấm bé, anh đã được cha mẹ [có khi cả vợ, trường hợp anh lấy vợ sớm] trang bị hành trang tri thức như là một thứ vũ khí để lăn xả vào cuộc chiến lớn hơn, quyết liệt hơn mà chiến trường là cuộc sống bao la đầy bất trắc ngoài xã hội.

Một quan điểm dứt khoát và rạch ròi. Đàn ông sinh ra cho chiến tranh, cho những cuộc chiến đấu cam go để tồn tại, để thống trị, với thiên nhiên, với kẻ thù trong kinh tế, văn hóa, chính trị… Do đó, cần phải để cho anh nhẹ bớt trách nhiệm gia đình, để chất nặng hơn trong nghĩa vụ xã hội. Cần trang bị cho anh thứ vũ khí đặc biệt cho cuộc chiến đấu kia: akhar “chữ”, “tri thức”.

“Akhar” trong Ariya Patauw Adat Likei được tác giả đồng hóa với tri thức ‘ilimo’:

Dwah akhar cek di ruup

Dịch từng chữ là: “tìm chữ để nơi mình”, hay “tìm chữ cất trong mình”, nghĩa là rèn luyện tri thức. Có tri thức là có tất cả: sức khỏe, tiền bạc, đạo đức, văn chương, triết lí…

Tri thức hiểu theo nghĩa Swami Vivekananda – một tư tưởng gia Bà-la-môn – là ánh sáng, là thiện. Tri thức là tiền đề của mọi nền văn hóa, là đòn bẩy xốc vác xã hội đi lên.

Ngay trong câu nói cửa miệng của dân gian Chăm vẫn thấy có sự trân trọng đặc biệt tri thức, sự khinh miệt đối với kẻ thiếu tri thức:

Ô hu akhar K wak di tangi: Không có chữ K đeo vành tai

Thiếu tri thức được nhà thơ đồng hóa với khờ dại ‘gila’, một vô trách nhiệm với tiền nhân:

Uraang pajiơng akhar ka drei roong ba mưng rineh

Người tạo chữ cho ta, nuôi dạy ta từ bé.

Suốt tác phẩm Ariya Patauw Adat Likei, người đọc hoài công tìm một tứ thơ khả dĩ nhắc đến sự ràng buộc đàn ông Cham với gia đình. Không một từ nào nói đến trách nhiệm người cha đối với con cái hay người chồng đối với vợ.

Cả một tập thơ là một lời ngợi ca tri thức, nêu cao tinh thần tôn kính người truyền tri thức: thầy ‘gru’.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *