Câu chuyện Cham-102. NHỮNG BIỂU TƯỢNG THẤT TRUYỀN

Mỗi dân tộc luôn có một/ một vài biểu tượng. Các yếu tố làm thành biểu tượng:

Địa điểm, đi kèm mảnh đất là kiến trúc hay thấp hơn: cơ sở vật chất, là nơi chốn thu hút cộng đồng nhớ về, hướng về và trở về;

Một biểu tượng đúng nghĩa không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, ý thức hệ xã hội hay nơi cư trú của thành viên dân tộc;

Continue reading

Urang Cham-29. DOHAMIDE VÀ DOROHIÊM

Tin từ facebook anh Ysa Cosiem, vào lúc 12:30 giờ Cali ngày 8-11-2021, Dohamide, nhà nghiên cứu và là đứa con ưu tú của dân tộc Cham vừa ra đi. Anh gốc Cham Châu Đốc, sinh năm 1934 tại Việt Nam, mất năm 2021 tại miền Nam California – Hoa Kỳ, hưởng thọ 87 tuổi.

Xin chia buồn cùng gia quyến và thân hữu.

Dohamide tốt nghiệp Đốc sự Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn năm 1963, sau đó sang Mỹ tu nghiệp. Tốt nghiệp bằng MA về Chính trị học tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ. Từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung Ương VNCH. Sau 1975, học tập cải tạo hơn 10 năm, đến năm 1993 sang Hoa Kỳ theo chương trình HO.

Continue reading

Câu chuyện Cham-101. HIỂU CHAM, CẦN ĐẾN KIỀNG 3 CHÂN

[Cham ở Đảo Orchid Island Taiwan, Haumkar…]

Mỗi giải thích là một diễn ngôn, vậy làm sao diễn ngôn tinh thần Cham và văn hóa Cham mà không rơi vào hổng chân. Muốn thế, mỗi diễn ngôn cần đặt trên ba chân kiềng:

[1] Tài liệu nguyên ủy: sử liệu, nguồn tiếp nhận gốc. Dẫu sao nếu chỉ tập trung vào [1], bạn là tín đồ thuyết Duy sử không hơn không kém.

[2] Biểu hiện trong đời sống, tín ngưỡng… qua khảo tả chuẩn xác. Ở đây nếu tin vào khảo tả không thôi, bạn chỉ là nhà nghiên cứu thuần túy.

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-2. KHÔNG PHÁ ĐỀN THÁP TRIỀU ĐẠI TRƯỚC

[hay. Tháp Chàm, Cham, Việt & tượng đài thế giới hiện đại]

Triều đại đổ, triều đại khác lên, suốt dòng lịch sử Việt Nam bao nhiêu công trình trước đó bị phá, dường chưa có thông kê cụ thể. Riêng Cham, tại sao không phá đền tháp triều đại trước?

Là câu hỏi tôi đặt ra và lí giải đăng web Inrasara.com, ngày 27-5-2018. Nay thử phân tích sâu hơn.

1. Tinh thần Shiva: Phá hủy để sáng tạo, phá hủy và sáng tạo, phá hủy là sáng tạo.

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-1. ‘BHAAP ILIMÔ’: VĂN HÓA DÂN TỘC

Bhaap ilimô’: văn hóa dân tộc (đúng hơn: “văn hóa quần chúng”) là từ cốt tuỷ của Pauh Catwai. Hai lần tác giả nhắc đến, đặt nó ngay cuối câu ariya – lục bát Cham: một câu thể hiện ở dấu hỏi làm sao, thế nào, một ở dấu than e rằng, sợ rằng.

     Câu 38.   Tha boh cơk tajuh giloong

                    Thibar ka throong bhaap ilimô

                    (Một ngọn núi bảy ngả đường/ Thế nào cho thông văn hóa dân tộc?)

Continue reading

Tôi-103. Không tranh với thế gian-02. CHỮ CHAM

Akhar thrah’ “chữ Cham phổ thông” ra đời thời Pô Rômê (1627-1651), đến nay phát triển qua 4 giai đoạn:

[1] ‘Akhar thrah’ trên Agal Bac (kinh Cham Ahiêr) có mặt 300 năm + Văn bản hành chính (Tư liệu Hoàng gia và ‘Harak hamu’ các loại…) trên dưới 150 năm + Văn bản ở đời thường (văn chương, lịch sử, phong tục tập quán…)

[2] Tất cả được sưu tập, bàn bạc, chọn lọc, chỉnh sửa để làm ra Từ điển Aymonier-1906.

Continue reading

Tôi-103. Không tranh với thế gian-01. TIẾNG CHAM

Bạn văn NVN mươi năm trước “chat” có vẻ hơi phiền: “Cham cãi nhau nhiều quá”, ý ở đó có cả Sara. Tôi nói, bạn thấy tôi cãi nhau với Cham ở đâu, là giỏi.

“Chiến trường Akhar thrah”, tôi tự đặt mình ngoài cuộc. Chỉ vì công việc luôn dính đến ngôn ngữ Cham, nên mỗi bận tôi đi ngang qua bãi ấy, thấy có chuyện, tôi dừng chân, nói đôi điều – rồi đi. Tôi gọi đó là “đính chính” hay “minh định”, chứ đồng bào nào thấy tôi cãi tay đôi hay chưởi rủa ai bao giờ.

Hai bạn Cham thế hệ mới, mới đây thư cho tôi: “Kamuen viết Akhar thrah ‘truyền thống’ đó cei”. Nghĩa là không phải chữ Cham theo BBS, mà là: “truyền thống”. Một câu tưởng trúng, ai dè sai nặng.

Continue reading

Trường ca Covid-19.2. NHỮNG MẢNH GHÉP SIÊU THỰC

[Cảm ơn, Tạ lỗi, Mạnh thường quân cuối cùng & Chú ơi, sao thiếu cháu?]

Ở đỉnh điểm Covid-19 Việt Nam, tôi viết Trường ca Covid-19: Đánh Thức Lãng Quên ở đó có điểm qua mảnh đời và sinh phận Cham. Rồi khi cộng đồng Cham rơi vào khủng hoảng chung bởi đại dịch, lẽ ra cần có thêm trường ca mới. Tôi đã nghĩ vậy, nhưng không.

CÁC PHÂN MẢNH mà mươi ngày qua tôi, bà con, anh chị em và các bạn cùng nỗ lực LẮP GHÉP chính là thứ trường ca thực mà SIÊU THỰC vô ngần.

Hôm nay những mảnh ghép ấy tạm xong. Thử nhìn lại…

Continue reading

Covid-19-Katê. TƯỞNG NIỆM, TẠ ƠN & THÔNG TIN

[Tadhau bal Katê siam mưkrư! Chúc một mùa Katê tốt lành]

[1]

Nếu Rija Nưgar là lễ mang hàm nghĩa như Tết Nguyên đán bên Việt, thì Katê là lễ Tưởng niệm [tiền nhân có công với non sông được thần hóa], lễ Tạ ơn trời đất và lòng người.

‘Agal Jwơl Tapay’ được đọc ở tối cuối cùng trong lễ Pôk Tapah là lễ Tôn chức cao nhất trong hàng giáo phẩm Bà-la-môn Cham. Là Kinh Tạ ơn chính nghĩa tương thích với lễ Katê [tôi sẽ dịch đăng ở cuối mùa Katê này].

Continue reading

Covid-19-Katê. MÙA TẠ ƠN, NHỮNG TÂM HỒN ĐẸP

Đẹp, ngay khi khởi động; đẹp, khi nửa chừng, ông anh bạn xa nhắn: “Đừng bỏ cuộc Sara”, rồi chuyển ngay món tiền khá lớn về;

Đẹp, lúc vốn vừa vơi mà hàng người còn dài, anh bạn thế hệ mới: “Duyệt tiếp đi cei, bà con đang tiếp đạn”;

Đẹp, khi có bạn có con mọn, vừa nhận được tiền thì hôm sau có nhóm thiện nguyện chở về tạ gạo, nhắn tôi: “cháu báo để sớt cho bà con ở đây cei nhé”;

Đẹp, khi có bạn thoát được vùng dịch, đã báo rút tên khỏi danh sách; đẹp, khi người đã nhận tiền, vội trả lại cho Tâm khi đã về…

Continue reading