Bắc tiến-9. Giải trí mình: HAY LÀ TÔI ĐIÊN?

[chuyện giờ dây thun của Việt Nam, và còn hơn thế…]

Nhân…

Wa Praong Sohaniim hẹn đến nhà bạn thơ đón tôi đi cơm trưa. 10g. Nửa tiếng đồng hồ đi qua, chả thấy bóng em đâu. Điện thoại, không; tôi gọi đi, bận. Tệ thế! Đồ đạc đã đâu vào đấy.

Tôi mới mở lại laptop, úi zdào: 7 cuộc nhỡ. Tôi vội vã chạy xuống, so đọ smartphone cháu với cù bắp tôi, mới hay có trục trặc lớn. Sohaniim phon đi các nơi, được; tôi làm thế cũng được luôn. Giữa chúng tôi thì không. Hai Chàm xa xứ được một phen cười lớn, nên mới có chuyện này…

Continue reading

Bắc tiến-7. KẺ ÁM SÁT QUÊ HƯƠNG

Chiều hôm qua, gia đình [chị-] anh bạn thơ rủ tôi qua làng Lụa Hà Đông.

Hay quá! 24 năm trườn qua đời người, nay trở lại. Cảnh cũ không còn, hỏi thăm người xưa – chủ nhiệm HTX, người đã đi theo ông bà từ lâu lắm.

Chuyện đã kể, đã thành cổ tích…

Đó là mùa xuân năm 1998, ra thủ đô nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho thi phẩm đầu tay: Tháp nắng, tôi rủ bà xã qua Viện Đông Nam Á, hỏi thăm về làng lụa. Khi ấy, thổ cẩm Inrahani của Cham chiếm lĩnh thị trường, rền vang khắp nước, tiếng nổi cuồn cuộn.

Hai năm trước, sau thành công “cách mạng” hàng hóa Thái – Mai Châu, bà xã muốn làm cuộc cách mạng “kĩ thuật”, bán công nghiệp hóa khung dệt Cham. Bằng lai tạo khung Cham Chakleng với khung Việt nơi đất lụa nổi tiếng này.

Continue reading

Bắc tiến-9. Giải trí mình: HAY LÀ TÔI ĐIÊN?

[chuyện giờ dây thun của Việt Nam, và còn hơn thế…]

[1] Chuyện mới…

Bạn hẹn tôi 10g đến khách sạn nơi tôi ở, tôi chờ quá 15p, không thấy tin, tôi hẹn gặp bạn thơ khác. 10:37g, bạn phon:

– Tụi em tới rồi, Hà Nội kẹt xe quá xá.

Tôi bảo anh đã đi, kẹt xe sao không cho anh hay để anh đợi nhỉ.

Hôm sau bạn bảo, đón anh máy bay trễ hơn tiếng tụi em còn chờ được, anh mới có 37p!

Continue reading

VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Thuyết tại Viện Ngôn ngữ – Hà Nội, 9g ngày 11-8-2022

Phần 1.

CHAM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM?

1. Dòng máu

Hơn 10 vạn tù binh Cham ra Bắc, họ làm gì?

Bộ phận Cham ở lại miền Trung: “Chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm” (Hồ Trung Tú)

Canh Cụ: hai làng Xuân Quang, Xuân Hội ở Bắc Bình, Bình Thuận  

Họ Trà, Chế tại miền Trung ngày nay

Continue reading

Bắc tiến-4. GIẢI TRÍ MÌNH

Nhà sử học Cham Dohamide được cố vấn Ngô Đình Nhu đặt cho cái tên tiếng Việt: Đỗ Hải Minh, cho tiện. Và tiện thiệt chớ không giỡn.

Hay bạn thơ Sara, lấy bút danh: Trầm Ngọc Lan, Trà Vigia đố ai đọc hay viết sai.

Thế nên, nhiều xã có Cham sinh sống, làm khai sinh cho con cái, bộ phận chính quyền cơ sơ này cứ đòi Cham phải khai sinh con bằng tiếng Việt, cho dễ đọc.

SIAM = SAM, hệt chú Sam vậy, thế mà nhiều Cham đã chịu, mới tội.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-17. LÀM SAO CHỮA LÀNH?

“Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ!” – Tú Xương.

Tút “con bệnh nói càn” đăng lên, Hậu Hc Nguyễn comment: “Mắt có vấn đề thì mở cửa cũng như không thôi”. Cận, viễn thị hay mù màu là có vấn đề về mắt, chứ tôi biết có nhiều nhà không chịu mở mắt. Cũng không thèm đến bác sĩ nữa!

Chuyện ngụ ngôn về bốn đứa cún Ba Lan vừa nhắm mắt chào đời đã là cộng sản, người thiên hạ nghe rồi, miễn kể lại. Nhắc, để biết nhiều nhà văn Việt Nam rất lạ, dù đất nước có mở cửa tới đâu, đôi mắt kia vẫn hạ quyết tâm không mở! Nghĩa là không muốn khỏi bệnh, cố thủ trong lô-cốt, quyết ngồi lại ao nhà, mặc ngoài kia nhân loại đi tới đâu thì tới.

Continue reading

Bắc tiến-1. NGÀY 1-2-3

Suối Hai, Chiều 6-8-2022

Chiều 4-8-2022, sân bay Cam Ranh.

Tại phòng thủ tục, đứng trước tôi là một chị trung niên, phía sau là hai vợ chồng người Nhật với em bé. Chị vừa xong, thì cánh bên kia tạt ngang qua. Một, hai người, tưởng thôi ai dè thêm 5 mạng nữa xen vào trước.

Anh người Nhật đứng sau tôi chỉ chỏ bằng tiếng Anh, cô gái mặc áo nhân viên ngơ ngác, tôi nói: Cháu trách nhiệm làm trật tự chớ. Cô kêu, cháu tập sự chú à. Tôi nói với anh thanh niên là kẻ chủ trò kéo mọi người xen ngang:

Continue reading

Linh mục Nguyễn Trường Thăng: AI LÀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ VĂN HÓA CHAMPA?

Gs Lefèvre Vincent: Muốn nhận là thừa kế di sản cần có: Sự hiện hữu các di tích, sự hiện hữu của người thừa kế, nhà thừa kế phải ý thức nhìn nhận giá trị di sản, và họ thể hiện sự ý thức nhìn nhận đó qua việc bảo dưỡng và nghiên cứu.

Lm Nguyễn Trường Thăng: “Trong giai đoạn toàn cầu hóa mọi việc, kể cả văn hóa hôm nay, thời điểm mà các nền văn hóa lớn muốn áp đặt, chèn ép, triệt tiêu các nhóm thiểu số, nếu dân tộc Việt Nam tiếp tục suy nghĩ nông cạn bằng cách loại trừ những nhóm thiểu số tại quê hương, không nhận ra những đóng góp giá trị của các nền văn hóa đó thì tự mình làm nghèo đi di sản và không góp phần làm phong phú thêm di sản vật thể cũng như phi vật thể của thế giới”.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-16. TÔI CÓ BỆNH GÌ?

Ở tút “Tôi đã đụng ai?”, bạn facebook Hà Huy Hoàng “cho em hỏi thật: Có khi nào Thi sĩ Sara nghiêm khắc tự soi lại bản thân mình không ạ? Cái gì được nhất của Anh và điểm gì chưa được ạ?”

Tôi nói, đã từng soi và bày ra bát ngát. Serie “Đắc đạo Cham, tôi làm gì?” 32 bài, còn serie “Tôi” có tới 131 bài! Và nhiều nơi chốn khác…

Không trang viết nào của tôi không có dấu vết tôi trong đó. Tôi cuộc người và tôi nỗi Cham, tôi sáng tác và tôi nghiên cứu, tôi sự việc và tôi suy tưởng, vân vân. Tôi lập hồ sơ Cham, hồ sơ tôi cùng bạn văn các nơi, và cả hồ sơ vô số sự vụ.

Continue reading