khaly chàm: sự suy tàn tuy chậm nhưng rất đẹp

vô vàn dấu chấm than đồng hiện trong mắt môi người

gần nửa thế kỷ nỗi tuyệt vọng chai lì đã nhú đầy mầm gai nhọn

hiện thực khắp cùng nước mắt mờ nhòe trên gương mặt sợ hãi

lũ làm thơ đối chứng (có tôi) hôm nay cùng thở ra mùi tử khí

làm thế nào để tâm an và thánh thiện

mùa thu, những mõm chó bị ngứa ran

Continue reading

Minh triết Cham-2. GIẢI SÂN HẬN

[1] Câu chuyện.

Bài thơ “Ở nơi ấy, hảo hảo hảo” đăng lên, đã nhận ngay hai phản ứng khá bậy [xem ảnh cắt].

Đỗ Hoàng thì miễn, nhà thơ này thù tôi từ thuở tôi Chủ tịch Hội đồng Thơ, thù kéo dài tận tôi rời bỏ ghế vẫn chưa xong thù. Thù còn lây lan sang dân tộc Cham, buồn cười thế chứ.

Nhất Phương thì khác, không ghét tôi lại đi ghét… thơ. Tút về “Cắt lát lục bát” anh “nhiệt liệt”, sang “Ở nơi ấy, hảo hảo hảo” thì anh lại bậy. Nhà này thù ghét loài thơ khác thơ mình. Trong khi bài thơ được viết vào mùa Thu 2007, thuở Biển Đông nóng lên, được cho là bài thơ hay, Đài Úc đọc và bình nửa tiếng đồng hồ. Ai lại đi thù ghét nhỏ con thế.

Continue reading

Minh triết Cham-1. THẾ NÀO LÀ HIỂU MỘT DÂN TỘC?

Tuyên, qua văn chương hiểu tâm hồn Cham, qua thơ hiểu tâm hồn Việt, một bạn hỏi: Sara có thể tóm hiểu kia cho bà con biết không?

Quy cái hiểu một người hay dân tộc trong vài khái niệm với các mệnh đề, là điều khó. Hiểu, hay cảm nhận ấy cần đến cái nhìn tổng thể, đặt trong hoàn cảnh sống hay môi trường văn hóa cụ thể. Từ đó, ta ứng phó trúng nhịp với sự biến trong hoàn cảnh sống hay môi trường văn hóa đặc thù.

Continue reading

Y PHƯƠNG, NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀNG HIẾU LỄ ĐÃ CHÁY, NHƯ THẾ!

Y PHƯƠNG

Họ và tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày.

Sinh ngày 24-12-1948

Quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh – Cao Bằng

Tác phẩm

Tiếng hát tháng Giêng, Sở VHTT Cao Bằng, 1986

Lửa hồng một góc, NXB Tác phẩm mới, 1987

Lời chúc, NXB Văn hóa Dân tộc, 1991

Đàn then, NXB Tác phẩm mới, 1996

Chín tháng (trường ca), NXB Quân đội Nhân dân, 1998

Thơ Y Phương, NXB Hội Nhà văn, 2002

Thất tàng lồm (song ngữ Tày – Việt), 2006

Tháng Giêng một vòng dao quắm (tản văn), 2009

Đò trăng (trường ca), 2009

Continue reading

Y PHƯƠNG: THƠ TRẦN PHƯƠNG VÀ TƯƠNG LAI MỞ

Y Phương – nhà thơ dân tộc Tày đương đại sáng giá nhất. Dân tộc mà hiện đại, đó là anh. Anh không phải nhà phê bình, tuy nhiên mỗi nhận định của anh về thơ đều mang đến cho người đọc sự thú vị riêng. Công tâm và sắc bén kì lạ, thế nên đó là những ý kiến rất đáng tin cậy.

Sau đây là nhận định của anh về Trần Phương, một giọng thơ cũng rất khác lạ.

Inrasara.

+

Đổi mới, sáng tạo – Tôi ưng cái bụng!

Làm thơ là một hành trình tìm kiếm cái mới, cũ mèm đâu có gì đáng nói? Gặp thơ Trần Phương tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Một dòng thơ hoàn toàn độc và lạ về hình thức và nội dung. Tôi tò mò đi tìm cái lạ và độc trong thơ ông?

Bộ sách thơ này gồm 07 tập: Tập 1:123 bài; tập 2:234 bài; tập 3:345 bài; tập 4:456 bài; tập 5:567 bài; tập 6:678 bài; tập 7: 789 bài. Tác giả nhờ cậy Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành theo khả năng sáng tác mỗi năm in một hai tập và xuất bản ba ngữ Việt – Anh – Pháp. Tên sách cũng khác lạ: “Thiên – Địa – Nhân – ký” in bạc cán nóng, chữ rất nổi, bìa cứng đẹp sang, khổ sách bỏ túi, tiện… Cái việc in đó cũng thường thôi, có tiền ai chẳng in được?

Continue reading

LÁT CẮT CHÂN DUNG THI SĨ QUA LỤC BÁT

[cảm nhận về tuyển Chân dung thi sĩ nhiều tác giả]

8 năm qua, tôi không còn viết giới thiệu tác giả tác phẩm hay trào lưu thơ nữa, dù đã đọc được không ít tập thơ xứng đáng cho vào hồ sơ, có nguyên do chánh đáng của nó.

Giai đoạn-1 “Phê bình Lập biên bản” đã qua,

giai đoạn-2 “Hồ sơ Biên bản so sánh” đã hết,

giai đoạn-3: “Phê bình khai phóng” vừa khởi động với “Giải thưởng nào cho Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng của Ngô Thế Vinh” thì tắt, chưa thể nổ máy lại.

Continue reading

Bắc tiến-22. 17 PHÁT NGÔN THƠ CỦA INRASARA

Đề từ.

Em nhoẻn nụ cười bông cứt lợn

Giữa trưa hè ướt sũng trái tim anh

Đôi mắt đổ ghèn trời chiều trở gió

Ba giọt Rohto nhất cố đủ khuynh thành

[1] [Nhà thơ Việt Nam] chưa đủ cô đơn cho sáng tạo. Ta chưa đi xuống ba tầng cô đơn: Cô đơn giữa hội hè, đoàn nhóm, cô đơn trước trang giấy hay màn hình trắng, và cô đơn sau khi tác phẩm ra đời (tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004).

Continue reading

Bắc tiến-cuối. SAO GỌI LÀ BẮC TIẾN?

Nhại nghiêm trọng, để giải nghiêm trọng. Cái chữ Nam tiến ấy – giải, không phải hủy hay quên, mà làm cho nó nhẹ đi, tan ra và bay bổng lên như cánh chim của bầu trời. 

Nam tiến, người Việt mở cõi vào miền đất có chủ. Với gươm, mĩ nhân và “ở lại” – thể hiện đủ đây qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Bắc tiến của tôi ngược lại: Giải sân hận, truyền đạo Thơ, nghĩa là làm lan tỏa cái ĐẸP viết hoa. Không đao búa, không gái gú, rồi… quy hồi cố hương, vẹn nguyên.

Continue reading

Bắc tiến-21. YÊU TẬN CÙNG

Gợi ý cho công trình “Dấu vết Cham ở đất Bắc”, công trình khả thể làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng người trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp và đau khổ này. 15 năm qua đi vẫn chưa thấy ai nhập cuộc. Tôi đặt câu hỏi: “Yêu chưa đủ chăng?”, một bạn phản hồi, do bởi tại vì này nọ. Tôi nói: không!

Trước tôi, văn học Cham chưa được biết đến nhiều, chưa có công trình gọi là nào ra đời, đây đó chỉ là những mảnh, vài tác phẩm lẻ… ấn hành với số lượng cực khiêm tốn. Nếu tôi cũng viện lí do nọ kia, thì hôm nay làm gì có bộ Văn học Cham đầy đặn và dày dặn.

Continue reading

Bắc tiến-20. TÌM KHƠI MẠCH NƯỚC NGẦM…

[hay. Sao cứ muốn văn chương “đi vào lòng người đọc”?]

Chiều 25-8, bạn thơ kêu xe từ thị xã Hồng Lĩnh về thành phố Hà Tĩnh.

– Dành trọn cho bạn, hôm nay – tôi nói.

Thế là cả hai hào hứng đi, không hẹn, cả không phon trước. Tới đâu vắng hoe tới đó.

May, tại văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh, hai chị ngồi tiếp, phon – một bạn văn chưa kịp trang hoàng, chạy xe sang.

Continue reading