Minh triết Cham-44. PHONG CÁCH CHẾ BỒNG NGA

Chánh sử chép rằng, Chế Bồng Nga từng xua quân ra Bắc vào tận Thăng Long bao phen khiến vua quan Đại Việt kinh hãi. Giai thoại còn kể, một lần người dưới trướng lỡ tay làm vỡ chén trà, Ngài to tiếng khiển trách khiến tay này hãi quá chạy sang bên kia mật báo dấu hiệu chiến thuyền Ngài đang khiển quân, bên Đại Việt liền dồn hết hỏa lực nã pháo vào, đánh chìm thuyền ngự.   

Sử chép thế, rồi thì người đời sau ca tụng hay trách móc tùy nghi, chớ ít ai chịu nhìn ra phía sau mặt chữ. Để gọi là HIỂU sử, hiểu người.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-3. HỌC

[hay. Tôi đã có… học trò. Từ bài này, tôi bỏ bớt lời đầu và cuối thư, cùng mấy câu đưa đẩy thường dùng]

Xưa, trò tìm thầy.

Truyện cổ Cham kể, anh nông dân đã lặn lội tìm thầy học đạo, quyết đến nỗi đã “bán vợ”, đủ thấy Cham thiện tri thức như thế nào. Nay thì khác: thầy tìm trò. Nhất là tri thức mang tính tâm truyền, như ở thế giới Thiền.

Từ tuổi ngũ thập: 2007, tôi bắt đầu đi tìm trò. Bằng…

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-2. SÁCH

Tại sao phải đọc sách [giấy], bạn hỏi.

Tôi là kẻ yêu và mê chữ, đụng tờ giấy có chữ là cầm lên đọc, bất kể…

Dẫu thông minh tới đâu, nếu không trui luyện thông minh ấy chỉ đáng vứt. Thông minh cần được đặt nền móng trên kiến thức căn bản, sau đó là hiểu biết sâu và rộng, và nhiều thứ khác… mới có thể nói đến năng lực.

Kiến thức hiện nay được thu thập từ và qua 4 cấp độ: Facebook, lướt phây tưởng mình biết nhưng kì thực không biết gì cả. Đọc báo cũng vậy, dẫu sao báo thì hơn facebook xíu. Văn nghị luận giúp ta hiểu sâu vấn đề hơn. Cuối cùng là SÁCH, công cụ đáng tin nhất. 

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-1. TẠI SAO BẠN KHÔNG THỬ VIẾT ĐI?

Henri Miller hỏi thế!

Thời kì Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan, Anne Frank cô gái Do Thái cùng gia đình lẩn trốn thì bị bắt năm 1944, sau đó Anne Frank bị chết vì bệnh sốt phát ban trong trại tập trung. Tại đây cô ghi lại chuyện xảy ra quanh mình, cùng cảm nhận và suy nghĩ riêng. Nhật ký Anne Frank là trích đoạn từ “nhật kí” ấy.

Anne Frank: “Ánh mặt trời này… bầu trời xanh lơ này… Dù bất cứ điều gì đã xảy ra, tôi vẫn tin rằng con người thực sự vẫn tốt”.

Bắt đầu bằng cảm hứng, tiếp tục bằng thói quen.

Continue reading

Minh triết Cham-42. YÊU CÓ NGHĨA LÀ CHIẾN

[chuyện Ông Klơng Thân]

Mấy hôm nay tôi nghe thử mấy video clip “học làm người” chuyên dạy khôn thiên hạ. Chốn ấy có mỗi ý nhai đi nhai lại rằng, sau tuổi 50 hãy nên an yên, không quan tâm việc của thiên hạ, BUÔNG BỎ. Như thể mình vừa đắc đạo, xuống núi lên giọng dạy đời vậy. Bùi Thy Sỹ từng gọi đó đích thị Nho hương nguyện, không sai!

Ông Klơng Thân tôi thì khác.

Continue reading

Minh triết Cham-41. TÔI LÀ 1 PARA-CHAM

[bổ sung bài “Thế nào là một Cham?”]

Minh triết Cham in lần đầu vào năm 2011, sau hai lần tái bản, và mới nhất: nối bản, nay đã hết. Đến nỗi một bạn đặt mua 30 cuốn, nhà chỉ còn đúng 10 cuốn gửi đi.

Hôm qua, tút về cha, có bạn chat hỏi, sao lại đưa bài này vào “Minh triết”? Câu hỏi đầy thiện ý. Tôi nói, về cha, thầy, bạn học hay về tôi – đó là minh triết của và giữa đời thường. Minh triết Cham phần cứng đã ổn, in lần tư, tôi sẽ bổ sung 2 mục quan trọng:

[1] Tôn giáo Cham: Sáng tạo, hòa bình và nhân văn & [2] Minh triết giữa đời thường.

Continue reading

Minh triết Cham-40. CHA TÔI, NÔNG DÂN THUẦN THÀNH VÀ…

Tôi mê cha. Tôi không biết mấy đứa con tôi có “mê” cha nó không. Thường con trai không ưa cha mình, con lớn Tolstoi còn chuyên viết văn để chống ông bố vĩ đại của mình nữa là. Tôi thì ngược lại.

Tôi theo gien, thích và học ở mẹ hai thứ: Ngôn ngữ và tính xã hội, còn cha: tất. Cha cũng là dân có chữ nghĩa, nhưng do ít nói nên làng không ai biết cha sở hữu món ấy.

Mọi thứ ở cha đều tuyệt, từ phong thái, lời nói, hành vi đến việc làm. Từ cách ngồi ăn cho đến vận quần áo. Cha chết cũng đẹp luôn, sau một tuần “nhớ quê nằm bỏ cơm”, cha “về”: nhẹ nhõm, sạch sẽ. Cha là ông thánh của đời thường.

Continue reading

Minh triết Cham-36-37-38. SỨC MẠNH TỪ CHỐI SỰ CHIẾM HỮU KHÔNG PHẢI LÀ CỦA MÌNH

Câu chuyện Chế Bồng Nga (tức Po Bin Thwơr, 1360-1390) 4 lần xua quân ra Thăng Long làm kinh hãi Đại Việt, sử Việt chép một kiểu, Champa truyền theo cách khác.

Để chiếm lại hai châu Ô, Lý đã mất, Po Bin Thwơr quyết tập hợp lực lượng, cả bên Cham Ahiêr [Bà-la-môn] lẫn Cham Awal [Bà-ni].

Để làm được việc đó, bản thân ngài kiêng cữ cả thịt heo lẫn thịt bò. Hiện nay tục này vẫn còn được tuân thủ tại palei Bal Riya làng Bính Nghĩa – Ninh Thuận, được coi là quê hương của ngài.

Continue reading

Chuyện thơ-15. TỪ DỄ THƯƠNG ĐẾN DỄ GHÉT

Thời học trò, trong khi các bạn bám sách vở, tôi lang thang qua palei Cham tìm học những gì ngoài chương trình; buổi chiều, khi bạn viết bận ngồi lai rai tán gẫu, tôi đọc; sáng sớm, khi nhiều bạn văn đang ngủ, tôi viết.

Nghe đồn…

Nếu Inrasara lo vào làm thơ đi thì dễ thương biết bao, đằng này…

Giá mà Inrasara nghiên cứu văn hóa Cham đi, chớ có phản biện chi chi cả thì dễ thương làm sao. Có phản biện thì phản biện trong phạm vi chuyên môn đi, đằng này hắn còn lây lan qua xã hội, đụng cái chi cũng [gồng mình] lên tiếng, thành ra dễ ghét.

Continue reading