Inrasara-TV-8. VIỆT NAM CHƯA THỂ CÓ TIỂU THUYẾT GIA LỚN, TẠI SAO?

Giải Nobel, mỗi năm đi qua là mỗi năm chạnh lòng. Chúng ta quay lại tự an ủi nhau: Nobel là giải thưởng của phương Tây, để dành cho họ.

Đất nước ngoại vi, ngôn ngữ nhược tiểu.

Có phải thế không?

Pamuk của Thổ Nhĩ Kỳ, Alexievich của Belarus, vài nước châu Phi…

Thử nêu vài tên tuổi đáng chú ý.

Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là tiểu thuyết sử thi, giải thích lịch sử “mang tính hệ thống”, nhưng vẫn cứ xài lại kĩ thuật lỗi thời.

Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh mang khả tính thành một nhà tiểu thuyết lớn, thế rồi nhà văn này đột ngột rơi vào định mệnh một tác phẩm.

Nguyễn Viện qua các tiểu thuyết hậu hiện đại, là một thành tựu; nhưng anh đã qua thời sung sức nhất của sáng tạo.

Nguyễn Thanh Việt, Kẻ nằm vùng và tác phẩm phi hư cấu, là hi vọng mới, có lẽ.

Việt Nam chưa thể có tiểu thuyết gia lớn, đâu là nguyên do?

1. Truyền thống tiểu thuyết

Khởi đầy bằng Don Quixote de la Mancha 1605-1015

Thế kỉ XIX

– Hiện thực với Balzac: thư kí của thời đại. Mô tả, cắt nghĩa, tìm quy luật vận động của xã hội, tinh thần, tâm lí con người.

– Tiểu thuyết sử thi với Leon Tolstoi: tái hiện biện chứng tâm hồn con người, trần thuật ở chiều rộng và với tầm bao quát lớn.

– Tiểu thuyết đối thoại với Dos: con người đời tư, tâm lí chiều sâu, đa thanh và phức tạp. 

Thế kỉ XX

– Độc thoại nội tâm, dòng ý thức, sáng tác huyền thoại sống lại.

– Tiểu thuyết mới: 1950-60: Từ chối tiểu thuyết tâm lí, xã hội, phiêu lưu, nhập cuộc là chức năng của báo chí; tìm hướng động, nắm bắt cái thoáng qua thế giới sâu thẳm của con người – Đồ vật hóa.

– Tiểu thuyết hậu hiện đại.

Ta thì thế nào? Thời Tiền chiến, ta mới có vài thành tựu, chớ trước đó chỉ mới làm quen và thể nghiệm thể loại mới này.

Đất nước chia hai, miền Bắc, các sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa, chỉ đáng lưu kho; miền Nam nhiều thể nghiệm và nỗ lực, nhưng tất cả vẫn còn dang dở, sau khi đất nước thống nhất thì đứt bóng.

2. Truyền thống tư tưởng

Việt Nam, có ai vừa là nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng, như Umberto Eco;

là nhà văn đồng thời nhà phê bình hoặc mang khả tính phê bình, như Kundera;

hay nhà lí thuyết, như Grillet,

hoặc ảnh hưởng đến việc xây dựng một lí thuyết, như Dostoievski;

thậm chí phát kiến kĩ thuật mới hoặc làm thay đổi cách viết, như Marcel Proust, James Joyce?

Ta, được cái này thì mất cái nọ, nên không thể lớn.

3. Họ đã làm được gì mà ta không làm được?

Còn tác phẩm, một tiểu thuyết lớn có gì?

Nêu được tâm thức chủ đạo của con người thời đại: Kẻ xa lạ của Camus, hay dự cảm tương lai tinh thần của nhân loại: Kafka; biểu hiện đời sống một vùng đất qua kĩ thuật siêu đẳng: Faulkner;

triển khai tối đa ý niệm tìm thấy qua nhiều thể loại và thể cách khác nhau, dấn thân vào đời sống nhân laoị để trở thành một trí thức lớn, như Sartre.

4. Môi trường văn học Việt Nam

Dân Việt chuộng ổn đinh, đại bộ phận không ủng hộ hay dị ứng với cái khác, lạ. Cứ đọc lại các “chuyên gia” chống hậu hiện đại trong khi chưa đọc tác phẩm hậu hiện đại nào, thì thấy.

Việt Nam không có triết học, chúng ta còn chưa ngạc nhiên và lo lắng về cái thiếu đó. Triết học được dạy trong nhà trường là triết học Theo-ism, một thứ phản triết học.

Dạy văn ở nhà trường là lối dạy hủy thẩm mĩ văn chương: Lỗi ở thiết kế chương trình ngược ngạo, thế nên không ít trí thức Việt Nam mù-chữ-về-văn-chương” (chữ của Nguyễn Hưng Quốc); hơn nữa, đến chương trình Đại học khoa văn vẫn chưa chịu tiếp cận các trào lưu mới của thế giới ngoài kia.

5. Nhà văn Việt Nam đã tự do chưa?

Nguyễn Thanh Sơn, Vi Thùy Linh…

Nền văn học tự do là sáng tác tự do, in ấn và phát hành tự do, thảo luận và

Xem ta ứng xử với các tác giả và tác phẩm văn học sáng giá ra sao?

Lớn hơn cả, là người viết lẫn người đọc đang phải chịu cơ chế đóng: thiếu tự do.

Cơ chế kiểm duyệt: cấm, cắt bỏ, in và thu hồi. Phía tiếp nhận. Kiểm duyệt đọc: cấm đọc, hạn chế thành phần đọc, định hướng thảo luận, phê bình. Ba trường hợp ở cấp độ khác nhau:

Bùi Ngọc Tấn với Chuyện kể năm 2000. Bảo Ninh và Nỗi buồn chiến tranh (1987), cuối cùng Nguyễn Bình Phương cùng Xe lên xe xuống (2011).

Người làm sản phẩm, là nhà văn thì tự kiểm duyệt qua nỗi sợ thứ bóng ma mơ hồ ám ảnh: “’Hậu đổi mới’ là thời kỳ hoàng kim của tự kiểm duyệt” (Phạm Thị Hoài).

Nhắc lại định đề của Goethe:

Trong khi dân tộc có rất nhiều điều để nói với nhân loại: Cuộc chiến đến nay hãy còn chưa thống nhất tên gọi, sau đó xung đột tiếp diễn ở giai độ toàn cầu.

+

Sara có phân tích rồi mà, bạn. Ít nhất 4 tiêu chí: [1] Tư tưởng mới và lớn, [2] kĩ thuật mới và độc đáo, [3] độ dày tác phẩm, và [4] nó ảnh hưởng đến thế giới rộng lớn như thế nào.

Xem:

“Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?”, Vietnamnet.net, 10-10-2008.

“Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới Nobel văn chương, tại sao?”, Văn nghệ Thành phố, ngày 17-3-2022.

3 ví dụ:

– Pháp: J-P. Sartre, [1] Cha đẻ chủ nghĩa Hiện sinh Pháp, [2] dùng nhiều thể loại triển khai tư tưởng mình: Tiểu thuyết, kịch, tiểu luận, phê bình, báo chí, [3] Trường sức với độ dày của tác phẩm, và [4] Còn ảnh hưởng của ông lan rộng ra thế giới thế nào thì miễn nói. 

– Mỹ: W. Faulkner

Tiểu thuyết gia mà đề tài đi sâu vào một vùng đất là miền Nam Hoa Kỳ, độ dày của tác phẩm, và nhất là kỹ thuật siêu đẳng ảnh hưởng rộng lớn đến lối viết của nhiều nhà văn khắp thế giới.

– Belarus: Svetlana Alexievich,

Chỉ tính 2 tập bút kí dài hơi: Lời cầu nguyện từ Chernobyl, Chiến tranh không mang khuôn mặt một người phụ nữ động cập đến vấn đề nóng nhất của thế giới hôm nay, có cách nhìn khác, từ đó có nhận định và thể hiện khác, điều chưa nhà văn nào trước đó làm. Cả hai thể hiện qua “lối viết phức điệu, vô cùng độc đáo và lôi cuốn.

Trích:

“Với tư cách một cây bút toàn diện, Nguyễn Huy Thiệp chưa có gì gọi là tác động đến thời đại ông sống mang tính toàn cầu như Jean-Paul Sartre hay Albert Camus. J-P. Sartre chẳng hạn, bên cạnh là một triết gia đình đám cùng các tác phẩm kịch và tiểu thuyết thể hiện tư tưởng kia, ông còn là một nhà trí thức hàng đầu. Cứ xem bộ Situations [7 tập] cũng đủ thấy tầm hoạt động bao quát của ông.    

Xét từ góc độ nhà văn “thuần túy”, Nguyễn Huy Thiệp cũng chưa. Ông chưa phát kiến nghệ thuật độc đáo ảnh hưởng lan rộng như Faulkner, Márques. Hơn nữa, một nhà văn tầm Nobel – nếu ta lấy giải văn chương này làm mốc, đòi hỏi độ dày của trang sách, thậm chí rất dày. Đơn cử William Faulkner.

Bên cạnh viết tiểu thuyết, ông còn là tác giả nhiều kịch bản phim. Cả hai đều chuyên trị một vùng đất, Nguyễn Huy Thiệp: là nông thôn miền Bắc Việt Nam, thì Faulkner: là miền Nam Hoa Kỳ. Thế nhưng thay vì bó gọn trong 700-800 trang truyện ngắn như nhà văn Việt Nam, văn hào Mỹ có đến 20 tiểu thuyết. Nghĩa là độ dày gấp chục lần hơn.

Nhìn từ góc độ nghệ thuật, W. Faulkner đã đẩy kĩ thuật dòng ý thức, và… lên cấp độ siêu đẳng, đến nhiều nhà văn lớn trên thế giới học tập và xài lại.

Cuối cùng, điều không thể không nói lên là Nguyễn Huy Thiệp không trường sức, thế nên thành tựu của ông vẫn còn khá mỏng. Ông “hưu” sớm, mà đỉnh cao nằm ở quãng 10 năm: 1986-1996, sau đó một phần tư thế kỉ ông không vượt qua chính mình: Viết “tiểu thuyết ba xu” như ông tự nhận, còn tiểu luận phê bình thì cực kì cảm tính.

Lược qua thuật toán sơ đẳng đó, ta đủ thấy Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn cách Giải Nobel Văn chương vài bậc. Còn nại đến vị thế yếu kém về kinh tế hay nhược tiểu ngôn ngữ Việt, không gì hơn là cách an ủi để tự xoa bóp mình không hơn không kém.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *