Inrasara-TV-9. CHAMPA SUY VONG, VÌ ĐÂU?

Kênh Inrasara-TV, sau vài video đưa lên, tôi nhận được nhiều phản hồi, trong đó ở chuyên mục “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” có ý kiến rất đáng dành cho một video giải minh, là: “Cham giỏi, Cham thông minh sao để cho mất nước?”.

Nhớ, mươi năm trước, nhà phê bình Phạm Quang Trung phê bình tôi trên tạp chí Nhà văn: “Với ông Inrasara thì cái gì Cham ông cũng nhất”, tôi hỏi lại ông, ở số kế tiếp, rằng: Ông thấy tôi viết câu đó ở đâu? Không đâu cả!

So thơ trẻ Cham với thơ DTTS khác, tôi dùng chữ khác biệt, chứ không hề so sánh hơn kém. Chính cái khác biệt làm nên độc đáo của văn học nghệ thuật.

Continue reading

Ninh Thuận: TỌA ĐÀM NGÀY THƠ VIỆT NAM

Đây là lần hai tôi dự Ngày Thơ tỉnh nhà. Lần đầu, hồi còn sắm vai phó Chủ tịch Hội đồng Thơ HNVVN, lần này: nguyên Chủ tịch Hội đồng Thơ [hãy lưu ý chữ “nguyên” này]!

Hội Ninh Thuận có hơn 60 hội viên văn học, sáng ngày 4-2-2023 chỉ có 15 ông/ bà “già” đến với nhau. Anh Mai Ty tổng biên tập Tạp chí – đương nhiên, thêm hai nhạc sĩ và 3 nhân viên văn phòng Hội nữa. Vỏn vẹn 21 mạng, cũng vui đáo để!

Continue reading

Nghĩ-3-5-8

Nghĩ-3. THẾ NÀO LÀ ĐẤT?

Người Việt có thành ngữ: “Nơi chôn nhau cắt rốn” để chỉ quê cha đất tổ. Cham thì khác, ông bà nói: “[nơi] chôn nhau đặt viên gạch” (Dar thook padook kiak).

Chôn nhau thì chỉ mới liên quan đến máu mủ, còn “đặt viên gạch” [dựng tháp] là đặt nền móng cho đời sống tâm linh. Đó là huyền nghĩa của Đất. Nhà ‘Thaang’ được dựng nên trên Đất đó.

(Minh triết Cham, 2014).

Nghĩ-5. CHAM & BIỂN

Continue reading

Inrasara-TV-07. GIẢI HUYỀN THOẠI HUYỀN TRÂN

Hóa giải sự vụ nào bất kì, cần đặt trên nền tảng: sự thật và tâm thành.

Huyền thoại công chúa Huyền Trân cần hai nền tảng đó hơn bao giờ.

Thứ nhất, “sự thật” được kể lại trong chính sử, ở đây là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

Ngô Sĩ Liên viết xong 1479, sau nhiều lần chỉnh sửa, quyển sử được phát hành chính thức năm 1697. Về huyền thoại Huyền Trân, sau đây là vài cột mốc chính, xin được đọc nguyên văn:

Huyền Trân Công chúa sinh 1287, mất 9-1-1340

Continue reading

Inrasara-TV-8. VIỆT NAM CHƯA THỂ CÓ TIỂU THUYẾT GIA LỚN, TẠI SAO?

Giải Nobel, mỗi năm đi qua là mỗi năm chạnh lòng. Chúng ta quay lại tự an ủi nhau: Nobel là giải thưởng của phương Tây, để dành cho họ.

Đất nước ngoại vi, ngôn ngữ nhược tiểu.

Có phải thế không?

Pamuk của Thổ Nhĩ Kỳ, Alexievich của Belarus, vài nước châu Phi…

Thử nêu vài tên tuổi đáng chú ý.

Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là tiểu thuyết sử thi, giải thích lịch sử “mang tính hệ thống”, nhưng vẫn cứ xài lại kĩ thuật lỗi thời.

Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh mang khả tính thành một nhà tiểu thuyết lớn, thế rồi nhà văn này đột ngột rơi vào định mệnh một tác phẩm.

Continue reading

Inrasara-TV.06. CÁCH TÂN THƠ VÀ THƠ CÁCH TÂN

Sau Đổi mới, nhất là từ cuối thập niên 1990, “cách tân, làm mới” là chữ thời thượng. Đâu đâu cũng cách tân, động tí của kêu cách tân. Nhưng thế nào là cách tân thì rất ít nhà bàn tới, bàn cho rốt ráo thì càng. Cả một công trình dày cộm và công phu về thơ đổi mới và cách tân, người đọc cũng chưa thấy đâu một định nghĩa bao quát và cụ thể. Vẫn cứ mơ hồ, chung chung và tùy hứng.

Nhà thơ Việt hôm nay, sau thơ cổ thuyền là cách tân. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi nhà vận dùng vài thủ pháp mới với nỗ lực làm chuyển đổi hành trình thơ Việt.

Continue reading

Inrasara-TV-05. THỔ CẨM CHAKLENG SỐNG SÓT NHƯ THẾ NÀO?

Đợt hỗ trợ các bà mẹ trẻ Covid-19 vừa qua, so với các palei khác, Chakleng xin ít nhất; bao lần nhận quà thiện nguyện, Chakleng rất nề nếp, đâu là nguyên do?

Trả lời: Chakleng CHƠK!

Tại sao Chakleng tự hào, hay CHƠK?

Đồng dao hát về các palei Cham Ninh Thuận, câu cuối cùng: ‘… Abih pak Chakleng’: Dồn hết ở Chakleng. Mang nghĩa đây là palei gồm thâu mọi đặc thù palei Cham trong khu vực.

Chakleng ở vào địa thế tốt nhất theo quan niệm Cham: ‘Cơk mưroong, kroong biraak’, Núi hướng nam, sông hướng bắc. Về lịch sử: Ong Paxa Muk Cakling là ông bà nuôi Pô Klong Girai vị vua anh minh nhất trong lịch sử Champa. Thêm món thổ cẩm gọi là làng nghề đep nữa, không chơk, không tự hào mới lạ!

Continue reading

Inrasara-TV.04-CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Tại sao cần trào lưu?

Tại Festival Thơ châu Á – Thái Bình Dương năm 2015, nhà thơ Vũ Quần Phương rủ tôi rời hội trường cùng dạo biển Tuần Châu. Bất ngờ anh hỏi:

 – Sara có tiểu luận “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” rất hay. Nhưng có mâu thuẫn không, khi một người vừa ca ngợi cô đơn vừa xiển dương các phong trào, như Tân hình thức, Hậu hiện đại?

– Không, – tôi nói. Phong trào làm văn đàn sôi động, trong khi sáng tạo thì cần cô đơn. Rõ nhất, phong trào Siêu thực ở Pháp, nhưng chỉ khi các Éluard, Aragon, Soupault tách đàn, họ mới thực sự lớn.

Continue reading

Inrasara-TV.07. GIẢI HUYỀN THOẠI HUYỀN TRÂN

Hóa giải sự vụ nào bất kì, cần đặt trên nền tảng: sự thật và tâm thành.

(212) Giải huyền thoại Huyền Trân – YouTube

Câu chuyện Giải huyền thoại Huyền Trân công chúa ở chuyên mục “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” hóa giải các “sự thật” được kể lại trong chính sử: Đại Việt Sử ký toàn thư, nhân thể giải thêm một huyền thoại khác: Hải tặc Cham.

Champa ý thức về chủ quyền biển đảo rất sớm, ít nhất từ thế kỉ IV, thế nên “hải tặc” là một hư cấu khác về Cham. Ý thức chủ quyền, người Champa buộc tàu thuyền đi qua hải phận làm nghĩa vụ của mình…

Do không hiểu tập tục Cham, về vụ công chúa Huyền Trân,  ĐVSKTT đã hư cấu – một hư cấu dẫn đến mấy hệ lụy: Bang giao Champa – Đại Việt đang tốt lành thành vấy bẩn, đổ oan cho công chúa [bà hậu] tài hoa.

Tiếp nhận nỗi hư cấu đó, các nhà văn sau này – do thiếu vắng văn hóa tra cứu, đã hư cấu mắm muối thêm làm vẩn đục đầu óc thế hệ con cháu.

Văn hóa Cham nhìn từ Cham, huyền thoại này hi vọng sẽ được giải một lần và mãi mãi. Mời quý vị và các bạn đón xem: