Bí mật của thất bại-07. THIẾU THỰC TIỄN NHƯ LÀ THỰC TIỄN

Cuối thập niên 1980, hai chủ thầu “chợ Chakleng” mở tạp hóa, sau một năm thì bỏ chạy, dù cả hai vốn khá mạnh. Tôi tay trắng vào cuộc, thành công lớn. Tại sao?

Bài học: Buôn bán nhà quê cũng phải nghiên cứu.

Tôi tậu mớ sách kinh doanh về học, tìm hiểu nhu cầu người quê, nghiên cứu đầu ra và đầu vào để mua rẻ nhất, bán rẻ và nhiều nhất… Qua năm rưỡi, Tạp hóa Haly’s tiếng cả vùng. Sau đó, tôi vào Sài Gòn làm việc, đốt sổ nợ cho bà con, Hani tuyển người thay vai: nó chết không kịp ngáp.

Continue reading

Bí mật của thất bại-06. THẾ NÀO LÀ THÀNH CÔNG, THẤT BẠI?

Năm ngoái làm phim về Ban Biên soạn, Đoàn qua nhà một ông. Biết Jaya là con tôi, chưa cần chào hỏi, ông tán ngay – ‘pôic paywa’ “chửi gửi” đến tôi:

– Thằng Phú Trạm là kẻ thất bại, coi QC kìa, vừa Tiến sĩ vừa qua Mỹ sống, không sướng sao…

Nghe, tôi không bất ngờ, và chả tí ti giận, bởi giản đơn ông chỉ nghĩ tới mức đó, thì cứ cho nó an toạ tại đó, về thất bại lẫn thành công – là hai chữ khó tìm được sự đồng tình của sinh linh trên mặt đất này.

Continue reading

Minh triết Cham-30. Làm sao có thể SỐNG CÓ ÍCH, SỐNG VUI & SỐNG TRÀN Ý NGHĨA

Hãy sống như bùng vỡ

một bùng vỡ không cần đến tiếng động ồn ào

(“Đoản thi dành cho con”-1982)

Tạm nhại tiêu đề cũ để nói chuyện mới. Nó như vầy, Chế Đôn học Phật nghe đồn đến tận thạc sĩ, vậy mà cứ đòi theo tôi làm môn đệ, phần mình hỏi, còn kêu bà con hỏi nữa. Mấy câu hỏi không làm khó tôi, mà khó bạn facebook. Thôi thì giải minh một lần, cho trót.

Ghi lại từ trải nghiệm cá nhân, rất THỰC, ở đây và lúc này, chứ không qua sách vở, dù tôi mang tiếng con mọt sách.

Continue reading

Minh-triết-Cham-29. CÓ 1 THỨ TÔI HƠN… ARIYA GLƠNG ANAK

… đó là biết cười, cười chung cười riêng, cười người và cười mình.

Tạm phân người trần gian theo 5 bậc cấp sở hữu, từ thấp đến cao.

[1] Tiền của – không kể kẻ quan ăn cắp, mọi mọi sinh linh sướng khổ vần xoay trong vòng được mất ở chốn mong manh này;

[2] Cao hơn một bậc là kiến thức, ta ưỡn ngực với mớ bòng bong rồi ngồi lỳ nơi đó – là đất sống mòn của nhà nghiên cứu hay học giả;

[3] Cấp độ thứ ba là kẻ có tư tưởng, chân trời dành riêng cho triết gia với ảo tưởng giải quyết được mọi vấn đề nhân sinh;

Continue reading

Cười-10. GHI CHÉP KATÊ

[tạ ơn Đất & Người Chakleng]

Katê năm nay tôi ngồi nhà đón khách thập phương, nhiều – là niềm vui lớn cho… tuổi già! Đùa vậy chớ, tôi chưa già, bởi không biết đến già là gì. Vẫn chơi Katê, như thời trai trẻ – năm nay đủ đầy và trọn vẹn hơn, dù không bước chân khỏi làng. Vậy thì kể chuyện Katê Chakleng.

Ngày thứ sáu sau lễ Rước Y trang ‘Yang’, Chakleng mới Katê. Gặp lại bao đồng hương cũ, tay bắt mặt mừng, mỗi năm được một lần như thế này – vui. Chakleng được Bà Trời ban cho mảnh đất đẹp nhất:

Continue reading

Minh-triết-Cham-28. SOS! AI CỨU?

66 năm cuộc đời, tôi biết ít nhất 3 vị chức sắc cao nhất Cham mang tâm bệnh, buồn rầu rồi mất. Cả ba tâm bệnh, do ĐỨC TIN. Chuyện tế nhị, tôi đã vài lần kể lướt qua. Hôm nay, một vị Pô Gru có nguy cơ mang tâm bệnh, vì nguyên do khác.

Trường ca Ariya Po Parơng:

‘Cam dok lihik pak Pô Paxeh, Pô Acar’:

Cham còn hay mất là ở chức sắc Cham Ahiêr Awal.

Continue reading

Cười-08-09. CHUYỆN CỦA THIÊN TÀI

[hay. Kẻ chữ nghĩa, nỗi người & tâm thế đồ cổ của nhà thơ hôm nay]

Kẻ chữ nghĩa thuở mới tập làm thơ, suốt ngày trời mây mơ giấc mơ nỗi thiên tài; khi đã thành nhà thơ, rớt ngay trở về mặt đất, toan tính so đo cò kè thêm hai bớt một; đến lúc đã đắc đạo thơ, cùng thơ thõng tay đi vào chợ đời, sự sự vô ngại.

“Đêm nằm nghĩ mãi không ra/ Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ”.

Nguyễn Bảo Sinh vẫn còn xem thơ là loài cao trọng, phiền là nơi cõi sang cả ấy lòi ra thứ hạ cấp [thằng ấy] chen chân vào.

Continue reading

Cười-07. TÔI SƯỚNG HƠN… KANT

Làm Chàm thì sướng. Không lạ – khi ở kiếp sau K. được Thượng đế ưu tiên cho chọn xứ sở nào tùy mà sống, suy đi nghĩ lại, cuối cùng hắn chọn làm… Chàm.

[1] Kể rằng Kant cả đời không đi ra khỏi thị trấn quê ông, sống cô độc để dựng lên lâu đài triết học đồ sộ. Người đời cười, sống thế sướng ích gì cơ chứ! Ông nghĩ khác, làm khổ nhân loại bằng cách buộc họ giải thích mình, ông… sướng.

Không tài sản, chẳng vợ con. Có bận được người quen giới thiệu một quý bà xinh đẹp, ông qua ướm hỏi, nàng bảo anh cho em một tuần suy nghĩ nhé. Tuần sau nàng qua ông, ông kêu, anh cũng đã suy nghĩ lại rồi, chắc anh không nên lấy vợ. Thôi thì “ta chia tay từ đây”.

Continue reading

Cười-06. MỪNG MÙA KATÊ AN LÀNH!

“Katê nào cũng mưa”, tên một truyện ngắn Jalau ở nội san Panrang ngày xưa ấy, ám tôi mãi. Chiều hôm qua, từ 6g Chakleng mưa lớn, mưa cả tiếng đủ mát trời, sau đó tạnh cho bà con thưởng văn nghệ Katê: mát lòng người.

Katê nào nàng “cúm” cũng ghé thăm tôi, sau ba hôm là bái bái. Kẹt nỗi có mùa nàng hành đến không mở nổi hai mắt để tiếp bạn hữu tứ phương đến Katê. Rồi từ khi có Tagalau năm 2000, không thấy bóng nàng đâu nữa.

Chuyện như vầy.

Continue reading

Cười-05. TÔI LÀ KẺ HẠNH PHÚC NHẤT…

1. Câu chuyện về TỈNH THỨC

Tôi kém anh Đạm 3 tuổi, mắc chăn trâu – anh học bữa đực bữa cái, thế nên đến lớp Nhất anh em ngồi chung lớp. Anh học khá, tôi giỏi, vậy mà cả hai rớt Đệ Thất. Nguyên do, suốt mùa Hè, anh em quên béng sách vở!

Thầy Bình Bộ nhìn học trò kưng, không một lời, lắc đầu. Anh họ Quảng Đại Ninh, kêu: “rớt thì phải rồi”, khi thấy tôi một mình giữa trưa ngồi chơi xếp cờ trên ‘ado’ lính nghĩa quân. Cái câu đến nay vẫn còn văng vẳng bên tai tôi.

XẤU HỔ cùng cực, tôi tỉnh ra: Ỷ vào thông minh, là chết! Năm sau: tôi Thủ khoa. Và cứ thế…

Continue reading