Chào ngày Thơ Việt Nam-5. KIÊU HÃNH TUỔI 17 & DÒNG NƯỚC ẨN

Inrasara: “Tuổi trẻ là dám mang cuộc đời của chính mình ra đánh cược cho chân lí tìm thấy”.

Các bạn làm thơ mong được đăng báo, phấn đấu vào Hội Nhà văn, và sau bao nhiêu năm chờ đợi, thèm thấy câu thơ của mình bay lên [chầu] trời, đi vào cõi bất tử. Hay lắm! Tôi không phản đối, thế nhưng…

Buổi nói chuyện tại một Trường Chuyên, bên ngoài hội trường, một bạn trẻ thắc mắc, rằng: Nhà thơ mở đầu bằng “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” để kết thúc với “mạch nước ngầm, “dòng sông ẩn”. Cháu thấy có cái gì hay hay, lạ lạ dù có vẻ hơi mâu thuẫn. Nhà thơ có thể giải thích rõ hơn không?

Continue reading

Tết giải trí-5. DÂN TỘC TÍNH, MẶC CẢM & GIẢI MẶC CẢM

Dân tộc tính là gì?

[1] Einstein cợt rằng, nếu thuyết tương đối của tôi được chứng minh, thì Đức bảo tôi là người Đức, còn dân Pháp khẳng định tôi là công dân thế giới. Bằng không, Pháp kêu tôi là tên Đức Quốc xã, còn người Đức thì nhất định tôi Do Thái.

Tôi có chuyện khác.

Người Đức [Freud chẳng hạn] nằm mơ thì đem giấc mơ ra phân tích – tổng hợp để dựng lên lâu đài triết học. Cham nằm mơ sáng dậy coi mình còn nợ nần gì với Yang không để còn lo trả nợ. Chớ người Việt liền giải giấc mơ rồi chạy ngay ra chợ đánh đề.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-11. CUỘC CHIẾN TINH THẦN

[ Từ 4 chiều kích – bài học cần thiết cho tất cả mọi người, để sống nhẹ và vui]

[1] Trước tiên là Ý THỨC.

Ý thức về sự biến dịch không ngưng nghỉ, của thế giới tự nhiên, của con người, của vật và việc. Nói theo ngôn từ nhà Phật: nỗi vô thường.

Cửu Long uy dũng thế, sáng dậy bỗng dưng cạn dòng. Văn minh Champa rực rỡ, đùng cái nó suy tàn không đỡ kịp. Đùng cái, Tòa Tháp Đôi sụp đổ tanh bành.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-8. CHIẾN TRƯỜNG TỰ TẠO

“Thương trường không là chiến trường”, tại sao? Bởi tôi luôn nghĩ ra cái khác, điều chưa ai [dám] làm, ở đó không có ai cạnh tranh để tạo ra chiến trường.

Chuyện Thổ cẩm

[1] Trong khi bà con làm hàng thô, chúng tôi – từ hàng thô, chế tác thành nhiều mẫu mã hợp thị hiếu thị trường, đến 5 năm sau bà con mới theo kịp, mà chỉ một phần nhỏ.

[2] Khi người Chakleng còn lên Cao nguyên ‘nao Chru’, chúng tôi đã có quầy ngay Thương xá TAX trung tâm Sài Gòn, bên cạnh mở đại lí ở các thành phố lớn.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-3. Ở THẾ GIỚI CHAM

Vào cuộc chữ nghĩa, tôi trì trì ngô hành dã mà làm công việc của mình, chớ hiếm công phá ai trước, mà chỉ đỡ đòn khi ở thế cực chẳng đã. Còn nếu đã vào cuộc, tôi vận dụng mọi phương tiện thiện xảo, tùy đối thủ mà tùy cơ ứng biến. Câu chuyện ở Cham…

[1] Ông anh luôn viết bài kí tên khác chống tôi, cả đăng mươi bài của tác giả khác xuyên tạc tôi. Tôi một lần minh định trên Chamyouth, lần nữa – sau thời gian thực địa, truy cứu, phỏng vấn… – tôi viết bài dài, gửi đến anh và 2 yut khác lưu hồ sơ.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-1. LÂM TRẬN

Cụm từ “cuộc chiến của tôi” là lấy lại của Hiệu trưởng Đại học Okinawa, S. Kunitoshi: “Cuộc chiến của Inrasara”-2019 trong một bài viết dài về tôi. Ông cho vậy, chứ tôi là con người lành, chữ của AnhBaSam: “lành như Inrasara”-2012.

Tại sao thế?

Kinh Kim Cang: Chiến mà không phải chiến mới gọi là chiến ba-la-mật.

W. Faulkner: “Con người chưa bao giờ thắng trận, họ cũng chưa hề tuyên chiến nữa. Chiến trường chỉ là nơi khai mở cho con người thấy rõ tất cả sự điên rồ và tuyệt vọng của họ. Và chiến thắng chỉ là ảo tưởng của triết gia và những thằng khờ” (Âm thanh và cuồng nộ).

Continue reading

Thương ca vô tận-28. XIN LỖI, CẢM ƠN, TRÁCH NHIỆM & TẠ ÂN

[hay. Họp lớp PK-K5, tôi nói gì? 4 chuyện, đáng làm bài học]

Ở đó may và vui, bạn học đã ứng xử với tôi như mọi người, chứ không như nhân vật nổi tiếng hay sinh linh cá biệt! Và dành cho tôi 7phút, để…

[1] Xin lỗi

[Chuyện không kể] Nhà văn hiếm khi biết nói lời xin lỗi, là điều lạ. Ở chốn ấy tôi bị hơn mươi lần đối xử tệ, dù biết sai, nhưng không là không. May, được duy nhất 1, là nhà văn Nhật Tuấn [đã kể].

Continue reading

TRĂM NĂM TRONG CÕI[*]

[hay: Nhớ Ngọc Trinh-01]

Ngọc Trinh bị bắt

Lưu Bình Nhưỡng vừa bị bắt

Trịnh Xuân Thanh. Trầm Bê. Cù Huy Hà Vũ. Trần Huỳnh Duy Thức. Chị Hằng. Điếu Cày cùng đôi dép tổ ong. Phan Quốc Việt. Trương Mỹ Lan. Đỗ Anh Dũng và Dương Chí Dũng. Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Hồn Cụ Kình. Hồ Duy Hải vẫn chưa chết. Phạm Đoan Trang. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn.

Ngọc Trinh Ngọc Trinh

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-33. NHÀ VĂN, NGHĨ GÌ LÀM GÌ?

Tháng 11-2023, trên chuyến xe từ Bắc Kạn về Hà Nội, tôi hỏi một giảng viên Đại học, đâu là tư tưởng cốt tủy của bạn, và bạn làm gì để triển khai và lan tỏa nó? Bạn nói chưa từng nghĩ về nó, lạ chứ!

– Trả lời anh sau nhé, còn anh thế nào? – tôi được hỏi ngược lại.

Ba ý niệm chính làm nên tư tưởng và hành động tôi, đó là: Tinh thần phi tâm hóa hậu hiện đại, Tư tưởng hóa giải và hòa giải của Pô Rômê, Thái độ nhập cuộc về hướng mở của tôi.

Continue reading

Lang thang-05. GIẢI THƯỞNG DTTS NÊN DÀNH RIÊNG CHO TÁC GIẢ NGƯỜI DÂN TỘC

Là tít báo Tiền Phong Chủ nhật đặt cho bài phỏng vấn tôi, do nhà văn Lê Anh Hoài thực hiện, ngày 29-11-2009.

Trước đó dăm năm tôi đã một lần đề cập, rồi hôm qua, Hội thảo 100 năm Nhà thơ Nông Quốc Chấn, tôi lần nữa xin phép “lạc đề” nói qua(*). Tại sao? Tôi có mang tâm phân biệt không? Tôi biết nhiều nhà văn DTTS than phiền, rồi ngưng tại đó, không nửa lần lên tiếng, tội thế chứ.

Có gì ghê gớm đâu mà ngại?!

Continue reading