Cuộc chiến của tôi-8. CHIẾN TRƯỜNG TỰ TẠO

“Thương trường không là chiến trường”, tại sao? Bởi tôi luôn nghĩ ra cái khác, điều chưa ai [dám] làm, ở đó không có ai cạnh tranh để tạo ra chiến trường.

Chuyện Thổ cẩm

[1] Trong khi bà con làm hàng thô, chúng tôi – từ hàng thô, chế tác thành nhiều mẫu mã hợp thị hiếu thị trường, đến 5 năm sau bà con mới theo kịp, mà chỉ một phần nhỏ.

[2] Khi người Chakleng còn lên Cao nguyên ‘nao Chru’, chúng tôi đã có quầy ngay Thương xá TAX trung tâm Sài Gòn, bên cạnh mở đại lí ở các thành phố lớn.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-3. Ở THẾ GIỚI CHAM

Vào cuộc chữ nghĩa, tôi trì trì ngô hành dã mà làm công việc của mình, chớ hiếm công phá ai trước, mà chỉ đỡ đòn khi ở thế cực chẳng đã. Còn nếu đã vào cuộc, tôi vận dụng mọi phương tiện thiện xảo, tùy đối thủ mà tùy cơ ứng biến. Câu chuyện ở Cham…

[1] Ông anh luôn viết bài kí tên khác chống tôi, cả đăng mươi bài của tác giả khác xuyên tạc tôi. Tôi một lần minh định trên Chamyouth, lần nữa – sau thời gian thực địa, truy cứu, phỏng vấn… – tôi viết bài dài, gửi đến anh và 2 yut khác lưu hồ sơ.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-1. LÂM TRẬN

Cụm từ “cuộc chiến của tôi” là lấy lại của Hiệu trưởng Đại học Okinawa, S. Kunitoshi: “Cuộc chiến của Inrasara”-2019 trong một bài viết dài về tôi. Ông cho vậy, chứ tôi là con người lành, chữ của AnhBaSam: “lành như Inrasara”-2012.

Tại sao thế?

Kinh Kim Cang: Chiến mà không phải chiến mới gọi là chiến ba-la-mật.

W. Faulkner: “Con người chưa bao giờ thắng trận, họ cũng chưa hề tuyên chiến nữa. Chiến trường chỉ là nơi khai mở cho con người thấy rõ tất cả sự điên rồ và tuyệt vọng của họ. Và chiến thắng chỉ là ảo tưởng của triết gia và những thằng khờ” (Âm thanh và cuồng nộ).

Continue reading

Thương ca vô tận-28. XIN LỖI, CẢM ƠN, TRÁCH NHIỆM & TẠ ÂN

[hay. Họp lớp PK-K5, tôi nói gì? 4 chuyện, đáng làm bài học]

Ở đó may và vui, bạn học đã ứng xử với tôi như mọi người, chứ không như nhân vật nổi tiếng hay sinh linh cá biệt! Và dành cho tôi 7phút, để…

[1] Xin lỗi

[Chuyện không kể] Nhà văn hiếm khi biết nói lời xin lỗi, là điều lạ. Ở chốn ấy tôi bị hơn mươi lần đối xử tệ, dù biết sai, nhưng không là không. May, được duy nhất 1, là nhà văn Nhật Tuấn [đã kể].

Continue reading

TRĂM NĂM TRONG CÕI[*]

[hay: Nhớ Ngọc Trinh-01]

Ngọc Trinh bị bắt

Lưu Bình Nhưỡng vừa bị bắt

Trịnh Xuân Thanh. Trầm Bê. Cù Huy Hà Vũ. Trần Huỳnh Duy Thức. Chị Hằng. Điếu Cày cùng đôi dép tổ ong. Phan Quốc Việt. Trương Mỹ Lan. Đỗ Anh Dũng và Dương Chí Dũng. Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Hồn Cụ Kình. Hồ Duy Hải vẫn chưa chết. Phạm Đoan Trang. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn.

Ngọc Trinh Ngọc Trinh

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-33. NHÀ VĂN, NGHĨ GÌ LÀM GÌ?

Tháng 11-2023, trên chuyến xe từ Bắc Kạn về Hà Nội, tôi hỏi một giảng viên Đại học, đâu là tư tưởng cốt tủy của bạn, và bạn làm gì để triển khai và lan tỏa nó? Bạn nói chưa từng nghĩ về nó, lạ chứ!

– Trả lời anh sau nhé, còn anh thế nào? – tôi được hỏi ngược lại.

Ba ý niệm chính làm nên tư tưởng và hành động tôi, đó là: Tinh thần phi tâm hóa hậu hiện đại, Tư tưởng hóa giải và hòa giải của Pô Rômê, Thái độ nhập cuộc về hướng mở của tôi.

Continue reading

Lang thang-05. GIẢI THƯỞNG DTTS NÊN DÀNH RIÊNG CHO TÁC GIẢ NGƯỜI DÂN TỘC

Là tít báo Tiền Phong Chủ nhật đặt cho bài phỏng vấn tôi, do nhà văn Lê Anh Hoài thực hiện, ngày 29-11-2009.

Trước đó dăm năm tôi đã một lần đề cập, rồi hôm qua, Hội thảo 100 năm Nhà thơ Nông Quốc Chấn, tôi lần nữa xin phép “lạc đề” nói qua(*). Tại sao? Tôi có mang tâm phân biệt không? Tôi biết nhiều nhà văn DTTS than phiền, rồi ngưng tại đó, không nửa lần lên tiếng, tội thế chứ.

Có gì ghê gớm đâu mà ngại?!

Continue reading

Lang thang-04. NHÀ THƠ NÔNG QUỐC CHẤN NHÌN TỪ CHAM

Phát biểu tại Hội thảo 100 năm Nhà thơ Nông Quốc Chấn

Bắc Kạn, 18-11-2023

Kính thưa…

Sống nghĩa là tạ ơn – ơn ngãi đầy tràn

nằm ngoài chân trời đếm đo được mất

tạ ơn làm cho ta lớn lên [Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002]

Hôm nay chúng ta làm “lễ tạ ơn” nhà thơ Nông Quốc Chấn, cứ tạm dùng từ này. Ở Nông Quốc Chấn, ơn với cá nhân tôi và Cham, công với nền thơ ca dân tộc thiểu số.

1. Với tôi, không có nhà thơ Nông Quốc Chấn sẽ không có Inrasara, có chăng thì chậm hơn nhiều, chắc chắn thế. Tại sao?

Continue reading

Lang thang-03. VĂN CHƯƠNG & CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

SỨC KHỎE

Sáng ngồi “trà đạo” vỉa hè với hai bạn thơ già. Xung quanh ai cũng áo ấm, riêng tôi mỗi thun lót với sơ mi mỏng tang, mới biết trời Bắc vừa chuyển rét.

Hôm qua ghé thăm bạn văn, “nó” chuyển từ đại tràng qua gan, nghe thương anh và nhớ anh Đạm. Bạn văn thế hệ mình yếu quá, đâu là nguyên do? Không đủ sức khỏe bám bàn thì làm sao ra tiểu thuyết, phê bình.

Ngồi hơn tiếng chả thấy văn chương chữ nghĩa đâu, mỗi thứ mang ra than vãn: bệnh. Tin đồn đố có sai: Lúc còn sức ta ước đủ thứ, thân đổ bệnh thì chỉ còn mỗi món để ước, là sức khỏe!

Continue reading

Thơ của bạn thơ-2. Trần Thanh Bình: ĐIỂM M – SAU NỖI ÁM ẢNH THỜI GIAN

Thời gian. Ngày, tháng và năm. Hôm qua, hôm nay và ngày mai. Con người vừa ý thức về sống, tức thì hắn bị thời gian ám ảnh, không dứt ra được. Nhất là thi sĩ, sinh linh đầy nhạy cảm trước biến dịch. Của thiên nhiên, sự vật và lòng người. Biến dịch cả nơi sâu thẳm của lòng mình.

Làm gì? 

Những “rượt đuổi khúc thời gian ngắn ngùi”, “ba thì thời gian thoắt hiện”, “màu thời gian quay gót”, ở đó cho dù thi sĩ “tìm ngọn cỏ thời gian”, “nung bỏng khúc thời gian”, hay làm ra vẻ như thể “mặc thời gian vàng lá”, và cho dẫu có nỗ lực tới đâu, hắn vẫn “không xoay chuyển nổi trình tự thời gian”, thời gian vẫn có đó. Lù lù, thoắt ẩn thoắt hiện.

Khước từ thời gian, hay chịu sự “khước từ của thời gian” thì cũng vậy.

Continue reading