Câu chuyện Cham-39. CHÚ ĐẠT CHỮ ĐÃ VỀ

Đạt Chữ qua đời 1g chiều hôm qua: thứ Tư ngày lành, 5-5-2021, hưởng thọ 78 tuổi. Sáng nay, 8g chú được “gửi tạm Thần Đất” tại Chakleng, quê hương bản quán chú.

Cộng đồng nhỏ bé Cham, chú Đạt Chữ nổi tiếng thì hẳn rồi. Chỉ kém mỗi ca sĩ Chế Linh, – tôi đùa chú thế. Không ngoa đâu, chú trực Phòng cấp cứu Bệnh viện Tỉnh trước và sau 1975, không thân nhân gia đình Cham nào không qua chú, biết chú. Không xa cũng gần, không này cũng nọ.

Mà chủ lại là người quảng giao, hoạt bát, vui tính và khôn ngoan đáo để.

Continue reading

Câu chuyện Cham-19. TÔI BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ?!

Gần ba thập niên nhập cuộc văn chương chữ nghĩa tiếng Việt, từ sáng tác đến phê bình, từ chủ tọa hội thảo hay chủ trì Bàn tròn văn chương và Cà phê thứ Bảy Văn học cho đến non trăm buổi nói chuyện về thơ ca đương đại khắp các tỉnh thành, Đại học… tôi dường chưa hề bị cái gọi là phân biệt đối xử. Ngược lại, tôi còn được đại bộ phận văn giới Việt ủng hộ, bênh vực nữa. Cả về văn học thuần túy lẫn những gì liên quan đến Cham.

Continue reading

Câu chuyện Cham-18. ĐỐ VUI KHÔNG THƯỞNG

Ca khúc tiếng Cham “Harei tom bbook” của ca sĩ Chế Linh là tuyệt phẩm.

Tôi nghe nó lần đầu vào năm lớp Đệ Tam, tại nhà chị Sĩ ở Phan Rang. Jaya Mrang hát. Lạ, “Ngày họp mặt” mà buồn não lòng. Không chỉ giọng Chế Linh, mà ngay cả giọng “thủ lĩnh Fulro Cham” luôn đầy hào khí, nó vẫn cứ thế: Đau, buồn day dứt. 

Nghe vào thời điểm thập mươi 1970, mới thấm. Nội dung rất ứng với hoàn cảnh Cham thuở ấy. Chế Linh ở trong lòng nó, hiểu nó, cảm thông và viết. Ca từ, giai điệu và âm hưởng bật lên từ thẳm sâu tâm hồn anh.

Continue reading

BÀ XÃ ĐỘT QUỴ, LÀM GÌ?

Sáng nay, 8:45g tin từ Sài Gòn, bà xã đột quỵ.

Tôi cà-phê Patom với anh em Cham, chạy xuống Chakleng tính trả lời phỏng vấn phim Jaya xong là qua đám thiêu ‘kakuh’ đưa tiễn dượng Dọng “về”, chưa kịp thì có chuyện – lại chạy lên núi. Đang bon bon trên đường chợt nghe tin.

Tôi không ngạc nhiên, càng không mất bình tĩnh. Tôi máu lạnh, cả chuyện xảy đến bất ngờ nhất, tôi vẫn ‘patom hatai’, thở sâu vài hơi, để nhìn ra hướng giải quyết.

Ở đây cũng vậy. Tôi ngừng xe, thở sâu vài phút…

Continue reading

Thơ & thơ Việt-85. TÔI & HÀNH TRẠNG NHÀ VĂN HẬU HIỆN ĐẠI

Hôm qua 6-4-2021 sau mấy cãi cọ nỗi ngoài lề chữ nghĩa, một bạn Cham hỏi:

– Sara nhận mìnhđã đắc đạo Bà-la-môn, hà cớ còn đi cãi nhau với sinh linh như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng?

Không sai! “Hay tôi đã đắc đạo rồi mà tôi không hay?” – tôi đặt câu hỏi đó, ở một tút viết hai năm trước. Ừ, đã sang tận bờ bên kia, nếu có đi đò trở lại thì hãy lo chuyện lớn đi, ai lại…

Đích thị! Trong khi Trung Quốc quậy ngoài kia; bên này tuổi trẻ Myanmar đang chết cho tự do; khắp nơi nhân loại phải lo đối phó với Covid-19; và cộng đồng Cham cũng gặp khối vấn nạn lớn bé…

Continue reading

Thơ & thơ Việt-83. TÔI & THƠ

Mào đầu.

Vụ nhà thơ Trần Mạnh Hảo hôm qua, tút tôi nhận được khá nhiều còm, đại ý: Khinh thường, xem nhẹ, thôi đừng quan tâm. Có người dường đã qua cầu, nên đùa tôi: “Sara coi bộ rảnh hầy”. Tôi nói: “Một, và chỉ một lần thôi”.

Tôi lâu nay thế, với Cham, Việt hay Tây như nhau. Không xem thường sinh linh nào bất kì, huống hồ nhà thơ tài năng TMH. Nghe, nói 1 lần rồi thôi. Còn thì “khi ko thể yêu thương được nữa, thì hãy tha thứ mà bước qua” – Nietzsche.   

Continue reading

Câu chuyện Cham-14. GHUR RANEH, ĂN CƠM MỚI NÓI CHUYỆN CŨ]

Tháng 12-2012, khi vấn đề Ghur Bini palei Dik ở Bắc Bình – Bình Thuận đang nóng bỏng, dễ đẩy đến đổ vỡ, tôi làm chuyến đi khảo sát tất cả Ghur trong khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận. Đầu tháng 7-2013, sau khi cùng nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên và nhà thơ Kiều Maily thăm đất Ghur Raneh về, tôi viết:

– Ngày 13-7-2013: “Lo trước-1. Ghur Anưk Bini”đăng Inrasara.com,

– Ngày 22-8-2013, Nguyễn Vĩnh Nguyên có bài: “Ghur Darak Neh – một dấu tích biển Chăm” đầy tính cảnh báo đăng Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Continue reading

Giải minh. NAO IKAK/ CHUYẾN ĐI BUÔN [?]

Trưa nay, 17-3-2021 FB Danh Dong có link bài “Nao ikak/ chuyến đi buôn” từ trang Champa Studies.

Lúc này tôi đang bận rộn với quý ‘Halau janưng’, nên chỉ đọc phần đầu, và giải minh về ngữ nghĩa. Ngay đoạn đầu, tác giả viết:

Nao Ikak, một từ vựng Chăm mang nghĩa cột, buộc, nhưng khi thêm động từ nao/đi lại mang ý nghĩa chỉ sự sự buôn bán, thương mại. Dù vậy trong đời sống thường nhật, người Chăm không hề sử dụng nó để ám chỉ trạng thái buôn bán, giao dịch hay thương mại theo nghĩa thông thường. Thay vào đó, nao ikak thường được người Chăm sử dụng để nói về cuộc đời, về sự sống ở cõi trần gian, và khi nói về điều đó tức là họ đang so sánh nội hàm của thuật ngữ này trong sự đối lập với cái chết và cuộc sống sau cái chết của con người. Khi ám chỉ cuộc đời là một chuyến đi buôn…”

Continue reading

Tôi buôn bán. TÔI CÓ CÁI MỆNH KHÔNG MUỐN… GIÀU

Bà xã tôi ngược lại, không có số giàu.

“Cái mệnh không muốn giàu” – mệnh đề với chữ “muốn” có vẻ mâu thuẫn, và phi lí. Chả đùa đâu, mà thật. Mười năm sắm vai chủ hộ làm kinh doanh, tôi gặp cả khối cơ hội giàu, to có nhỏ có, nhưng tôi đã từ chối tất.

1. Kể ba vụ ngẫu hứng.

Năm 2007, đại gia Việt kiểu Canada mê thơ và chịu chơi, anh có cái Resort tại Mũi Né, hai đời giám đốc trước lừa anh đủ thứ lừa. Về Việt Nam là rủ tôi lai rai, vui vẻ và tin nhau đáo để. Mấy bận gợi ý tôi thủ vai chính, nhẹ nhàng mà có tiền, còn ưu tiên cho Cty Inrahani mặt tiền trưng thổ cẩm nữa – là quày thổ cẩm đầu tiên ở Mũi Né, mới ác. Vậy mà tôi phủi tay.

Continue reading

THẾ NÀO LÀ ‘BBANG KHAR’ ĂN CHỮ?

1. ‘Bbang akhar’ là ăn chữ, còn ‘Akhar bbang’: chữ ăn.

Kẻ đọc sách đến mê muội, như tôi thuở 20, tay không rời khỏi sách; sách rơi vào tay là đọc, cắm cúi đọc, không suy nghĩ, cũng không thèm ghi chép, chỉ tương cận ‘bbang akhar’ chứ không là.

Bbang akhar’ là kẻ bị ‘akhar bbang’, chữ ăn, chữ hành cho khốn đốn.

Continue reading