Câu chuyện Cham-98. TÔN GIÁO CHAM?

Hôm trước, bạn trẻ Thành Trung cho hay bị một vị bắt bẻ “Cham có tôn giáo đâu mà la!”, mới nhờ đến tôi. Hôm qua, thêm facebook Tưởng Chu Nguyện đề nghị tôi vắn tắt về tôn giáo khá lạ này: Đạo Cham. Ừa, thì gạch đầu dòng.

Trước hết, chớ bưng khuôn nào bất kì áp lên Cham, thấy không có chi khớp thì hô: Cham không có tôn giáo. Chẳng phải thế đâu! Tuần tự…

– Cộng đồng Cham Pangdurangga, ngoài Muslim chiếm số lượng nhỏ, có ba hệ:

Continue reading

XUNG QUANH VẤN ĐỀ TÔN GIÁO BÀ-NI

Bài 1. TÊN GỌI BÀ-NI

Thế nào là Bà-ni? Nhiều người nghĩ chữ nghĩa thôi mà, “sao chẳng được”, tại sao cứ phải Bà-ni?

Thế nào là Bà-ni?

Trước hết xin lưu ý, Bà-ni, Hồi giáo Bà-ni, Hồi giáo cũ, Hồi giáo mới, Bà-la-môn, vân vân là các từ/ ngữ được DỊCH hay phiên âm sang tiếng Việt. Để gọi các thành phần “tín đồ” trong cộng đồng, người Cham phân biệt rất rành mạch: ‘Anưk Chăm, Anưk Bini’ và ‘Asulam’.

[1] ‘Bani’ là tiếng Ả Rập, theo Từ điển Aymonier: “les fils” nghĩa là “những đứa con trai” hàm nghĩa những đứa con trai của Mohammad. Nguyên gốc là vậy, chứ người Cham hiểu chữ ‘Bani’ hoàn toàn khác. Tiếng Bà-ni để chỉ một bộ phận tôn giáo của cộng đồng Cham Pangdurangga [Ninh Thuận và Bình Thuận].

Continue reading

Tôi-31. CÓ BIẾT BUỒN KHÔNG?

Năm kia ông anh ở Mỹ, khi thấy tôi dễ dàng cho qua các vụ xuyên tạc hay bôi nhọ vô lối từ vài “kẻ ghét Sara”, đã còm kêu “công nhận Sara có sức chịu đựng khủng”. Tôi nói, có chịu đựng gì đâu!

Họ tặng tôi món quà, tôi không nhận, họ phải mang đi thôi. Nếu họ không lấy đi, người thân thấy tên tôi ngoài bao bìa, lại chuyển tới, tôi nói: Chắc có sự nhầm lẫn, hay họ gửi cho ông Inrasara nào đó…

Vui, tôi giải thích, minh định một lần rồi thôi.

Continue reading

Câu chuyện Cham-89. NỔI TRÔI TÊN GỌI ‘CHAM’

[nhìn từ 2 phía: Việt và Cham & Tại sao tôi viết CHAM?]

NGƯỜI VIỆT GỌI CHAM

Trước 1979, từ Chăm viết bông chưa hề có mặt trên giấy tờ người trần gian. Lạ, nó lại hạ sanh từ một sai lầm rất buồn cười do suy diễn bởi một quan lớn làm văn hóa hiểu 1 nói 1.

Trước đây dân tộc này [Cham] được người Việt gọi:

[1] Chàm là từ thông dụng nhất.

Tháp Chàm, giếng Chàm (hay giếng Hời), vàng Chàm… Các địa danh: Phan Lí Chàm, Ma Lâm Chàm, Cù lao Chàm… Nữa:

Trung tâm văn hóa Chàm, Nội san Panrang, tiếng nói của cộng đồng sắc tộc Chàm – Ninh Thuận (Thiên Sanh Cảnh chủ bút), Từ điển Chàm – Việt – Pháp, Dân tộc Chàm lược sử (Dohamide – Dorohiêm). Nguyễn Khắc Ngữ: Mẫu hệ Chàm. Nại Thành Viết: “Đám ma Chàm”, “Hôn nhơn của người Chàm” đăng Panrang.

Continue reading

Đấu tranh, thế nào cho hiệu quả?-4. TỪ GIƠ CHÂN HƠI CAO ĐẾN NGỒI LẠI

Cuộc sống là trường đấu tranh…

Là Bồ Tát, từ bờ bên kia trở lại cõi người, bạn không nên lành như Bụt, không phải động thủ kiểu vũ phu, càng không thái độ khinh thường bỏ qua như A-la-hán – bạn tùy cơ mà phương tiện thiện xảo giúp đời, cứu người.

Nhập cuộc cộng đồng, tôi đã học lỏm được chữ này từ Đạo Phật.

Covid-19 oải quá, bắt chước Nietszche: “và tôi kể chuyện đời tôi cho chính tôi nghe”. Chuyện cộng đồng đã kể nhiều, nay xin lược qua vài đụng độ nhỏ lẻ tiêu biểu [đã từng chi tiết], biết đâu anh chị em rút được bài học nào đó hầu giảm bớt căng thẳng thời đại dịch, để có thể NGỒI LẠI nói chuyện với nhau.

Continue reading

Câu chuyện Cham-80. TẠI SAO CHAM CHƯA CÓ NHÀ LÀM PHIM?

Tôi mê và ý đồ làm nhiều thứ, có cả họa và nhạc. Khi vào Đại học soạn Từ điển ở tuổi 35, tôi tính làm điện ảnh chứ không phải văn học. Văn học, dù có trong tay mớ bản thảo, tôi dự định chỉ trình làng sau tuổi 50. Với một thi phẩm dày dặn, tiểu thuyết sử thi Con đường Vô tận 9 tập và bộ Văn học Cham 3 tập. Ba đồ sộ này cũng đủ giật… Nobel về cho Việt Nam.

Người tính Trời định. Bỏ qua vài kịch bản ngắn, đây là 3 phim thiệt, rồi cả ba đều dang dở.

Continue reading

Câu chuyện Cham-67. ĐẤU TRANH, THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?-1

[nhân vụ Bà-ni, kể & phân tích vài bài học cũ rút kinh nghiệm]

Đấu tranh thế nào hiệu quả? – Dễ lắm! Thành tâm, hiểu biết, có người có ta, tới cùng và… may mắn. Tại sao?

THÀNH TÂM là điều kiện tiên quyết.

Nhập cuộc mà tính toán vị kỉ thì bạn chỉ có thể lừa được vài người qua vài lần, còn thì khi bị phát hiện một, hai lần, không còn ai tin bạn nữa. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Tự hại bạn và ảnh hưởng cả cộng đồng.

Kế đến là KHÔNG ANH HÙNG CÁ NHÂN

Continue reading

Câu chuyện Cham-49- VỤ MẤT BÀ-NI, TỪ BBC ĐẾN LIÊN HIỆP QUỐC

[Đây là lần thứ 2 tôi bàn trực tiếp về vụ này, bài trước: “Câu chuyện Cham-41. Trước bờ vực xung đột”]

1. BBC vừa đưa bài “Cộng đồng Chăm Bà-ni bé nhỏ đứng trước nguy cơ mất tôn giáo” lên facebook tối 12-5-2021, sáng sớm anh bạn làm an ninh phon cho tôi tỏ ý phiền “sao Cham lại đưa lên báo quốc tế”, tôi nói:

– Không có Cham nào đưa cả đâu, chính phóng viên BBC trích các tút anh chị em, đăng lên và bình luận. Đó là công việc của báo chí.

Continue reading

Câu chuyện Cham-41. TRƯỚC BỜ VỰC XUNG ĐỘT

[hay TÔI NGHE SỢ, tặng anh Phú Văn Lưu và Kiều Biên Soạn]

Dù tôi ở thế buộc, giữa cuộc người – từ Brahmin chuyển thành một dân chiến Kshatriya chính hiệu – lạ, nơi nào tôi đến, nơi ấy ‘thug siam’ bình an.

Từ họ hàng tôi Chakleng đến nông thôn xa lạ Fukushima. Ngay nhóm văn nghệ sĩ Bắc hà mỗi cuối tuần gặp mặt thảo luận văn chương xã hội, hôm có tôi “đây là lần đầu tiên bọn này kết thúc mà thiếu màn đập bát đũa” – như bạn văn tuyên ở đó.

Không phải tôi giỏi hay biết vận dụng quyền lực mềm, mà do cái khác.

Tạ ơn Đức Pô Rômê và Ngài Glang Anak, là thế.

Continue reading