Sống triết lí-33. NÓI 1 LẦN RỒI THÔI

[về “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” và Điện hạt nhân]

1. Về “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni”

Hôm qua, 1 bạn gửi đến tôi văn bản phiên họp của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni tỉnh Bình Thuận nhiệm kì 2021-2026, nhắc đến cụm từ “Hồi giáo Bà-ni”, và nói: “Chỉ còn trông chờ vào tiếng nói của yut thôi”.

Tôi im lặng.

Vụ này tôi đã có quan điểm rõ ràng ngay từ đầu: Về CCCD chuyển từ “Tôn giáo: Bà-ni” sang “Tôn giáo: Đạo Hồi” tôi lên tiếng dứt khoát, tút suốt 8 ngày liền, và thành. Riêng với cụm từ “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” thì không. Xen vào, là tôi can thiệp vào công việc của nội bộ của Hội đồng. Ở đây tôi chỉ có thể luận giải vấn đề, khi cần.

Continue reading

Sống triết lí Cham-22. ĐÃ CÓ VÀI NGƯỜI NHẬN RA, RỒI SAO NỮA…

[11 gợi ý quan trọng]

[1] Khi Viện sĩ Phạm Xuân Thông viết: “Người Cham và văn hóa Champa là gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á hải đảo”

Tôi biết ông đã nhìn ra vấn đề cốt tủy của Việt Nam.

[2] Khi tôi viết: Dân tộc Cham khó bị đồng hóa, do đứng vững trên 3 cột trụ: Lịch sử thành văn, [ngôn ngữ] Chữ viết và Tôn giáo đặc thù

Là tôi nhìn ra bản sắc hiện thực Cham.

[3] Khi Hội Nhà văn Việt Nam giới thiệu tôi nhận giải Văn học ASEAN

Tôi hiểu người của Hội đã thức nhận sự quan trọng của sợi dây kết nối.

[4] Trong khi nhiều nhà văn nhận giải này về, rồi nằm im, tôi làm số chuyên đề “Văn học ĐNÁ trong tâm thế hậu thuộc địa”, dịch, giới thiệu họ trên tạp chí Tia sáng.

Là tôi làm một việc, vừa thực vừa mở.  

[5] Khi miệt mài với Văn học Ngoại vi Việt Nam, không phải tôi muốn mở rộng “sự nghiệp”

Mà nhằm làm gạch nối giữa Cham và Việt, dân tộc thiểu số với đa số, trong nước và hải ngoại, Nam với Bắc, ngoài lề với chánh lưu…

Tôi là sứ giả kết nối các chia cắt. Và tôi làm được.

[6] Khi tôi nói: Trong 53 DTTS Việt Nam, chỉ có Cham làm được đặc san Tagalau, không phải nói với tinh thần so đọ kiêu ngạo cục bộ

Mà tôi muốn gợi mở và khích lệ các dân tộc khác cùng nhập cuộc về hướng mở, như Cham đã.

[7] Khi tôi dựng Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA tại trung tâm Chakleng  

Là tôi có ý hướng biến nó thành sân chơi nhỏ [mà lớn] cho mọi người, mọi nhà.

[8] Khi tôi giới thiệu Jaka đi chương trình dài “thay đổi thế giới” qua nhiều nước châu Á, không phải tôi ích kỉ riêng con tôi

Mà tôi biết Jaka đảm nhận tốt [còn Jaka có đẩy tới hay không, là vấn đề của bạn ấy].

[9] Khi tôi thuận và hỗ trợ Jaka làm Thang Tông truyền thống mà hiện đại đầy sáng tạo ở Chakleng

Là tôi ủng hộ châm ngôn hậu hiện đại: “Suy tư toàn cầu, hành động địa phương” [còn thành hay chẳng tùy vào Bà Trời].

[10] Khi tôi triển khai Suy tưởng tôi trên 4 chân kiềng: Tâm thế Giải sân hận, Tinh thần Hóa giải & hòa giải, Tư tưởng Phi tâm hóa Hậu hiện đại và Hành động Nhập cuộc về hướng mở.  

Là tôi sống triết lí Cham, viên mãn và tròn đầy.

[11] Đề từ cho tập thơ Chuyện 40 năm mới kể-2006:  

Không bên lề

không trung tâm

tôi trú trên đường biên

Không ngoài luồng

không chánh lưu

sống như thể không đường biên

Cũng chẳng có gì trầm trọng cả!

mỗi các ông cứ dựng chòi

mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới.

Sống triết lí Cham-6. CHAM CÓ TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG!?

Văn minh Champa chủ yếu vay mượn Ấn Độ. Vay mượn kết hợp với yếu tố bản địa, Cham làm nên một nền văn hóa-văn minh vô cùng độc đáo. Ở đó biểu tượng cặp đôi Linga-Yoni biến thành Đực-Cái, Nam-Nữ là rất điển hình.

Mọi hiện tượng văn hóa Cham phải được diễn ngôn từ nền tảng [Ấn Độ] và yếu tố bản địa ấy. Tiếc, do không am hiểu tính triết học của vấn đề, gần đây có vài giải thích sai lệch, trong đó việc dùng biểu tượng Âm Dương của Trung Quốc lí giải biểu tượng Đực-Cái, Nam-Nữ, là một.

Continue reading

Nỗi Cham-9. TRIẾT LÝ CĂN BẢN VỀ TIỀN & CÁCH KIẾM TIỀN

Bài-1. KIẾM TIỀN Ở ĐÂU?

Lấy bằng tiến sĩ đút túi thì dễ, chỉ cần chịu khó bám chương trình, bám thầy là ổn. Làm nhà nghiên cứu mới khó, bạn một mình miệt mài với hồ sơ, thêm ít nhiều có đầu óc khoa học. Phê bình khó hơn, nó đòi hỏi khả năng phát hiện và thẩm định cái mới, thêm cái lí luận. Để thành một nhà thơ [sáng tạo] mới thực sự khó. Lạ, Cham thích làm chuyện khó là THƠ, trong khi điều ta cần và rất dễ làm là kiếm tiềm, ta không chịu… làm. Kiếm tiền, không cần nhiều kiến thức như nhà nghiên cứu, không đòi hỏi tài năng bẩm sinh của thi sĩ, mà chỉ cần ý MUỐN KIẾM TIỀN.

Continue reading

Nỗi Cham-7. THẾ NÀO ĐỂ TỒN TẠI?

[thư cho bạn trẻ-2]

[1] “Thư cho bạn trẻ-1”, mang chuyện loài hươu làm ngụ ngôn, tôi muốn nói: Cham hãy làm tốt phần việc của mình đi, tuyệt không dại dột đi tranh với loài hổ, báo. Ví có rượu vào lời ra hứng lắm, ra oai với cộng đồng mình thì được, còn léng phéng qua chỗ loài ăn thịt, rất dễ tiêu.

Ở Sài Gòn tôi có ông anh, mỗi bận nhắc đến công an là chửi. Sau lưng vậy thôi, còn thì nhác thấy bóng “loài” này là chuồn như trâu thấy lính Tây. Ở quê, anh bạn tôi dại kiểu khác, rất khoái nồ – mà nồ trước mặt nữa chứ. Không để làm gì cả, chỉ thể hiện với đàn em. Tội vậy đó!

Continue reading

Inrasara: LỜI CẢM ƠN MUỘN MÀNG

[như một lời giã từ thầy Bùi Khánh Thế]

Nhập cuộc chữ nghĩa, sau nhà thơ Nông Quốc Chấn – là người đứng bảo hộ cho đặc san Tagalau do tôi sáng lập và chủ biên, ở lĩnh vực ngôn ngữ Cham – tôi xem thầy Bùi Khánh Thế là ân nhân.

Tôi gặp thầy đầu tiên vào năm 1980 tại Hội thảo về “chuẩn hóa chữ Cham” ở Phan Rang do Ban Biên soạn sách chữ Chăm tổ chức. Khi ấy tôi nông dân mới bước qua tuổi đôi mươi, đại biểu trẻ măng ngồi giữa “các cụ” đáng kính. Lần hai, tám năm sau – tại Đại học Tổng hợp TPHCM.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-7. CHỐN TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT-02

[Chuyện ngoài lề về 3 nhà thơ & giáo dục hỏng thế nào?]

Thương trường tôi còn không coi là chiến trường, huống hồ văn chương chữ nghĩa. Dẫu sao, như bên triết học, tại chốn đây – có được kẻ thù là niềm vui lớn, để cùng chiến trên những đỉnh cao. Rủi thay, tôi chưa hân hạnh có được kẻ thù lớn, mà chỉ đụng phải mấy sinh linh bé con.

Phản hồi vừa qua, bạn ĐTM ở Úc còm: “Anh sao lại hạ mình đôi co với TMH”, rồi SN: “Khổ thân con ếch ngồi ở giếng sâu”, thế nên nhà thơ HH can: “Nói chuyện với đầu gối đi bạn”.

Nghĩa là chả đáng. Đúng, với đằng ấy là vậy, chớ với chúng sanh còn lại, Bồ-tát cần lên đò đi về phổ độ. Ngạc nhiên, thắc mắc, và biết đặt câu hỏi là khởi đầu của trưởng thành…

[1] Đố kị sai

Continue reading

CHAM TÂY, GIẠT TRÔI KIẾP LỤC BÌNH

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về nam rồi mất hẳn vào năm 1832.

Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ. Từ cộng đồng Cham Hải Nam – Trung Quốc đến Cham Malaysia, từ Cham Philippines đến Cham Thái Lan, trong số đó cộng đồng Cham ở Campuchia chiếm số lượng vượt trội.

Continue reading

7 KHOẢNH KHẮC INRASARA

Năm 2019, VTV9 đặt cho tôi câu hỏi: Đâu là khoảnh khắc làm thay đổi sống và viết của Inrasara? Theo thứ tự thời gian, tôi nêu ra 7, và họ chọn thứ [2]. Còn bạn thế nào? Và đâu là những “khoảnh khắc” của bạn? Thành hay bại không là vấn đề, chỉ cần nhớ và suy nghiệm thôi, cũng đủ làm cho đời ta nặng trĩu ý nghĩa.

[1] Làm bộ Văn học Cham 

Ở lớp Đệ Tứ trường Trung học Pô-Klong, tình cờ đọc một nhận định của nhà dân tộc học người Pháp, rằng Văn học Cham chả có gì đáng nói cả, bó gọn trong vài chục trang sách là cùng.

Continue reading

Minh-triết-Cham-32. SÁNG TẠO GIẤC MƠ-01,02,03

Minh-triết-Cham-32. SÁNG TẠO GIẤC MƠ-01

“Nhà thơ là kẻ sáng tạo giấc mơ cho dân tộc” (“Đối thoại Fukushima”-2021) được chọn làm đề thi Học sinh giỏi cuối cấp II. Bạn thơ tôi nói vui: Ngay em cũng không nghĩ ra nữa, huống hồ học sinh lớp 9, tôi nói:

– Trường ca Ariya Glơng Anak vỏn vẹn 116 cặp ariya Cham, vậy mà được các cụ Cham cho là tác phẩm cổ điển lớn nhất. Lớn nhất, bởi ở đó tác giả đã sáng tạo giấc mơ cho dân tộc Cham.

Continue reading