Tôi nghĩ về chính trị-10. NẾU… [một góc bất phục tùng dân sự Civil Disobedience]

Trong gia đình, là quý tử một quan lớn, bạn làm sinh viên…

NẾU bạn từ chối ở biệt thự bố, để mỗi ngày đạp xe từ trường về cư xá sống chung với bạn học, bạn chỉ xin bố đủ tiền tiêu vặt; ra trường, bạn không nhờ đến uy danh bố để ngồi lên cái ghế béo bở, mà tự thân bươn chải như bao sinh viên khác…

Nếu bạn dám là đứa con bất hiếu ấy, thì chắc chắn ông quan-bố kia sẽ hành xử khác.

Tại trường, ngồi ghế giảng đường…

Continue reading

Tôi nghĩ về chính trị-9. TÔI ỦNG HỘ… ĐỘC ĐẢNG!

Độc đảng dẫn đến độc tài, độc đoán và toàn trị. Ở đó chỉ có nhóm, đảng ta là số dzách, toàn quyền lãnh đạo bộ phận sinh linh còn lại mà tự do, quyền làm người chỉ như thứ được ban phát, được chăng hay chớ.

Lạ, ủng độc đảng, độc tài không chỉ là nhóm người đang cai trị thiên hạ, mà cả một số kẻ thuộc bộ phận nhân loại còn lại. Cớ viện ra rất ư hữu lí: Dân trí ta còn thấp chưa thể tiếp cận tự do, dân chủ; nhất là lúc này ta cần tập hợp lực lượng để chống kẻ thù ngoại bang, chớ đa đảng với đa nguyên chỉ tổ đưa đến xáo trộn. Ngó qua cái nước Syrie chưa đủ ớn sao!

Hữu lí kia đã thuyết phục được ông Inrasara tin, để “ủng độc đảng” thì càng lạ hơn nữa! 

Continue reading

Tôi nghĩ về chính trị-7. CHÍNH TRỊ, TỪ VÔ MINH VIỆT ĐẾN VÔ MINH CHAM

Tôi hiếm khi bàn về thực tiễn chính trị, không phải né tránh, mà bởi không rành. Dẫu sao với tư cách trí thức, tôi vẫn góp lời, trước mấy sự kiên hay vấn đề cộm. Về Cham là, “Thông điệp ba giai đoạn lịch sử”, “Biết, để giải sân hận”; về chung: “Việt Nam – giàu, đẹp và… tanh bành”, “Ninh Thuận thực sự cần gì?”, “Nếu…”, “Ba điều ở Việt Nam tôi không hiểu nổi”, “Tôi, Blogger Điếu Cày và Chu Hảo”.

Ở đây “Nghĩ từ Formosa” là một. Tít mới “Chính trị, từ vô mình Việt đến vô minh Cham” được đăng làm hai kì. Mời bà con, anh chị em theo dõi.

Continue reading

Tôi nghĩ về chính trị-6. VIỆT NAM: GIÀU, ĐẸP VÀ… TANH BÀNH

Đẹp thì rõ rồi.

Một anh bạn Hàn của tôi than, đi từ đầu đến cuối đất nước họ, gần như đâu cũng giống nhau. Việt Nam thì khác. Hiếm đất nước nào có địa thế, địa hình, và hệ sinh thái ngon như VN. Bắc bộ khác với miền Trung, Cao nguyên khác duyên hải Trung bộ, miền Tây càng khác hơn nữa.

VN có khí hậu nhiệt đới, ôn đới (Sapa, Đà Lạt) và cả bán sa mạc (Ninh Thuận). Riêng rừng [bạc] và biển [vàng] Việt Nam thì miễn chê.

Continue reading

Tôi nghĩ về chính trị-5. DUNG TÚNG [& ĐỒNG LÕA VỚI] SỰ THIẾU MINH BẠCH

6-2015

Một tiểu luận trong tác phẩm lí luận – phê bình, tôi viết: “Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cho rằng…” được BBT Nhà xuất bản chỉnh lại thành: “Như một nhà phê bình cho rằng…” và đưa Nguyễn Hưng Quốc xuống tận mục… “Sách tham khảo”!

Nhạy cảm, nên ta thiếu minh bạch. Là chuyện thường ngày trong thế giới chữ nghĩa Việt Nam. Đạo văn và phi tang, lấy ý tưởng kẻ khác mà không buồn chú thích, còn nhà phê bình kia viết bài phê phán tôi mà không dám nêu tên tôi, cứ [anh hùng] núp mà phán… là thiếu minh bạch. Đến nỗi tôi phải cất công kéo anh chàng ra ban mặt ban ngày để hầu chuyện.

Continue reading

Tôi nghĩ về chính trị-2. CÂU CHUYỆN

Sau vài ngày bộ đội tràn vào Ninh Thuận, hầu hết anh em bè bạn tôi lên rừng nao ngak Ikan Krwak, tôi thì không. Không, vậy mà ngay sáng hôm sau, đang giờ học [cuối lớp Đệ Nhị], tôi được vời lên xe Jeep thẳng hướng đồn công an tỉnh, bị đẩy vào phòng biệt giam chẵn ba ngày đêm không thiếu. Mãi khi anh chị em xuống núi, họ mới cho tôi về. Về, để bị đẩy tiếp vào “lớp học tập chính sách” ở Chakleng. Tôi nhìn vào phòng, đông nghịt. Tất cả răm rắp chấp hành, tôi thì không. Bạn tôi H bước vào, tôi đứng khựng lại nơi bậc cửa:

– Tôi có gì mà phải học tập chứ?

Continue reading

BÚT DANH, TINH THẦN VÀ THÁI ĐỘ

Từ Inra Hanrang, Inra Sing đến Inrasara

Tôi là kẻ thích ghi chép và lập hồ sơ. Đi đâu, làm gì bất kì dù lớn hay nhỏ cũng ghi chép, rồi lập hồ sơ. Hồ sơ văn hóa Cham, hồ sơ thơ Việt đương đại, hồ sơ các vấn đề xã hội, hồ sơ chung và cả hồ sơ riêng. Đụng việc, cứ lấy ra mà xài, mà sáng tạo. Nhanh, và rất tiện.
Phong trào Hậu hiện đại hay Nhóm Mở Miệng, có. Đinh Linh, Tuệ Nguyên hay Lê Vĩnh Tài, không thiếu. Tháp Po Rome, lễ Ramưwan, sử thi Inra Patra đủ đầy. Hồ sơ Ghur Darak Neh, Hồ sơ Điện Hạt Nhân, vân vân.

Continue reading

TỔNG KẾT 4 SỰ CỐ VĂN HÓA CHĂM & NHỮNG ỨNG XỬ CUỘC NGƯỜI

[Tự truyện – chương 10. Tôi ‘ngak’ xã hội]

Trước một sự thể ta cho là “sai lầm”, có mấy cách phản ứng sau:

Kết án, quy chụp và tìm mọi cách đánh gục đối phương, không cho đối phương một nửa đường trở về để có thể gọi là cải tà quy chánh. Đó là lối hành xử của kẻ có xu hướng chính trị.

Quyết liệt tranh đấu cho cái ta cho là “đúng”, dù quyết liệt đó gây tổn thương cho đối tượng. Nhà khoa học cực đoan hay chọn lối này.

Nhà minh triết thì khác: Không chạy trốn vấn đề mà điềm tĩnh tìm cách minh giải để có thể hóa giải vấn đề và hòa giải nỗi người. Từ đó mở lối cho đối tượng phục thiện trong chân trời của sự bao dung.

4 sự cố văn hóa xảy ra trên web Inrasara.com cùng các phản ứng và tương tác nhiều chiều của bà con Cham và độc giả thời gian qua nói lên đủ đầy cách ứng xử 3 chiều đó.

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-8. KHÔNG THỂ KHÔNG LÊN TIẾNG

Ở Việt Nam, nhiều bạn văn ưa nói, tôi không quan tâm chính trị, không bàn chính trị, bởi đó không là việc hay sứ mệnh của tôi.

Có thể không?

Con người là sinh vật chính trị, ai nói thế? Bất cứ vấn đề gì, khi đẩy đến tận cùng, đều đụng chính trị. Không thể tránh, không thể trốn. Bạn bị đẩy vào, thế thôi.

Nhân sự đại hội Đảng 13, là chính trị.

Formosa làm biển chết, là chính trị.

Cải cách giáo dục, là chính trị.

Giá xăng tăng, là chính trị.

Continue reading