Bá Minh Truyền. 30 NĂM PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận qua 30 năm hình thành và phát triển (19/01/1993 – 19/01/2023). Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu về văn hóa Chăm nhằm mục đích tạo sự hiểu biết, giao lưu văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người trong tỉnh.

Không gian trưng bày gốm Bàu Trúc tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm.

Trước đây, những nghiên cứu về người Chăm tại Việt Nam chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực khảo cổ học, kiến trúc đền tháp, tôn giáo và dân tộc học do các Viện Khoa học Xã hội, Viện Dân tộc học và một số trường đại học có giảng dạy về văn hóa Chăm công bố trên tạp chí, xuất bản sách. Khởi đầu, là công trình Người Chăm ở Thuận Hải do Viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thuận Hải phối hợp thực hiện và xuất bản năm 1989. Đây là công trình khảo cứu, biên soạn mang tính tổng quát, giới thiệu về văn hóa và xã hội người Chăm ở Việt Nam do tập thể tác giả Phan Xuân Biên (Chủ biên), Lê Xuân, Phan An, Phan Văn Dốp cùng một số nhà khoa học thực hiện.

Continue reading

Jaya Bahasa: NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CHAMPA

[điểm sách]

Trên dải đất Việt Nam ngày nay, đã từng hiện diện 3 trung tâm của 3 nền văn minh lớn hình thành nên các nhà nước cổ thời kỳ cổ trung đại. Phía Bắc là nền văn minh Đông Sơn hình thành nhà nước Đại Việt, phía Nam là nền văn minh Óc Eo hình thành nhà nước Phù Nam và miền Trung là nền văn minh Sa Huỳnh hình thành nhà nước Champa. Quá trình phát triển các nhà nước cổ dần dần biến mất hội nhập vào một quốc gia thống nhất trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam. Các nhà nước cổ ở Việt Nam đã để lại nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc tôn giáo và văn khắc trên bia đá thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới tìm đến khảo cứu và khám phá. Tiếp nối, những thành tựu nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Champa, các tác giả Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh và Bá Minh Truyền (Đồng Chủ biên) cùng với các nhà nghiên cứu về Champa trong cả 3 miền đất nước và các nhà khoa học quốc tế công bố những kết quả nghiên cứu mới về Champa mang tựa đề “Những vấn đề lịch sử và văn hóa Champa”.

Continue reading

Jaya Bahasa: ĐỀN THỜ PO INÂ NÂGAR SAU TRÙNG TU

SAMSUNG DIGITAL CAMERA

SAMSUNG DIGITAL CAMERA


Trong một lần đi tham dự lễ hội Katê ở đền Po Inâ Nâgar thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tôi có chứng kiến bà Pajau lên đồng và phán rằng rồi mai đây ngôi đền sẽ được xây dựng lại mới hơn và to đẹp hơn. Vài năm sau, ca sĩ Chế Linh xúc tiến vận động xây dựng ngôi đền cùng với bản thiết kế hoành tráng. Cứ ngỡ lời tinh tri đó sớm trở thành hiện thực. Nhưng, dự án của Chế Linh bị thất bại tại chính quê hương đã nuôi dưỡng ông khôn lớn và cho ông chất giọng làm say mê lòng người. Thế là, tập đoàn kinh tế Tôn Hoa Sen nhảy vào Ninh Thuận mở rộng thị trường kinh doanh đã mạnh tay mở hầu bao tặng cho UBND tỉnh 5 tỷ đồng để trùng tu di tích đền thờ Po Inâ Nâgar. Đến đây, tôi mới tin chắc lời tiên tri đã linh ứng. Continue reading

Jaya Bahasa: CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP ĐỠ NỮ SINH NGƯỜI CHĂM BỊ ĐÁNH

Việc nữ sinh người Chăm làng Hữu Đức bị đánh là hành động đáng lên án. Mặc dù, sự việc đã được các cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết nhưng vết thương tinh thần của người bị hại sẽ khó lành. Vì vậy, lúc này cộng đồng cần phải thường xuyên theo dõi cập nhật tin tức liên quan đến nữ sinh đánh bạn và nữ sinh bị đánh.
1. Trước mắt, cần thông tin đến các cơ quan công quyền có chức năng tiếp nhận và giải quyết sự việc như lãnh đạo ngành Giáo dục, Ban Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng Nhân dân và Ban Tuyên giáo.
2. Hỗ trợ gia đình nữ sinh bị đánh đi khám xét nghiệm thương tật và điều trị về tâm lý. Continue reading

Jaya Bahasa: NỮ SINH CHĂM BỊ ĐÁNH DÃ MAN

Sáng ngày 17-01-2017, trên báo Pháp Luật có đưa tin một nữ sinh người Chăm bị đánh rất dã man. Theo tác giả Nhật Hòa, nữ sinh người Chăm bị đánh ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là học sinh lớp 8 Trường Trung học Cơ sở Huỳnh Phước. Còn nữ sinh đánh bạn đang học lớp 9 cùng chung trường.
Xem qua đoạn video clip 1 phút 25 giây, không ai có thể ngờ rằng đây là cách hành xử của học sinh bởi tính chất hung dữ vô nhân bản không khác gì giới anh chị trong giang hồ. Nữ sinh đánh bạn như một con quái thú ăn thịt người. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủi nữ sinh đã tung ra 15 cú đánh man rợ. Trong đó, có 3 cú đánh bằng đầu gối, 8 cú đá chân, 1 cú đạp chân vào mặt, 1 cú đá thẳng vào hạ bộ và 2 cú đánh tay vào mặt không khác gì một võ sĩ trên sàn đấu tự do. Continue reading

Jaya Bahasa: KATÊ NÀY CÓ GÌ VUI KHÔNG EM?

Trời thu những cơn mưa đầu thu không se lạnh nhưng đủ để làm ướt áo và tưới mát những thớ đất khô cằn của vùng đất nắng. Katê năm nay, biết bao nhiêu sự kiện lớn trôi qua. Dòng tộc Mabek định cư ở Palei Hamu Tanran – làng Hữu Đức tiễn đưa Klaong về quê mẹ Palei Mabek ở Vụ Bổn để làm lễ nhập Kut. Trong số 39 Klaong được trở về nằm trong lòng đất mẹ, có Klaong của cụ Thiên Sanh Cảnh. Người Chăm còn gọi cụ bằng cái tên thân thương khác là cụ Đề. Bởi vì, cụ từng làm thư ký cho quan huyện thời Pháp. Ai cũng trân trọng về những đóng góp tích cực của cụ cho văn hóa Chăm. Sinh thời cụ là thầy giáo làng, năm 1969 linh mục người Pháp là ông Gérard Moussay thành lập Trung tâm Văn hóa Chàm Phan Rang mời cụ đến cộng tác nghiên cứu, dịch thuật tiếng Chăm. Về sau, cụ còn hợp tác với David Blood và các cộng sự của Viện Ngôn ngữ Mùa hè của Hoa Kỳ tham gia biên soạn sách khoa học thường thức bằng tiếng Chăm và các tài liệu hỗ trợ việc học tiếng Chăm. Bên cạnh đó, cụ còn là một trong những sáng lập viên của Nội san Panrang. Nội san được xem như là tiếng nói của cộng đồng sắc tộc Chàm Ninh Thuận lúc bấy giờ. Continue reading

Jaya Bahasa: Mối quan hệ Chăm và Raglai qua lễ hội Katê

Lễ hội Katê là một trong những công lễ lớn và quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê được tổ chức hằng năm vào đầu tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 Dương lịch) có sự tham gia đông đảo của dân làng tham gia hành lễ. Tính chất đặc biệt của lễ hội Katê là sự xuất hiện của tộc người Raglai cùng với người Chăm thực hành cúng lễ và trình diễn nghệ thuật. Lễ hội Katê diễn ra ở trên đền tháp, ở làng và các gia đình. Nhằm mục đích tưởng niệm các vị nam thần, anh hùng của dân tộc được thần linh hoá và tổ tiên. Đồng thời, đây là dịp thắt chặt thêm tình cảm anh em Chăm và Raglai ngày càng gắn kết sâu đậm để cho mối quan hệ Chăm và Raglai mãi mãi trường tồn cùng với lễ hội Katê truyền thống.
Thành ngữ của người Chăm có câu nói: “Chăm sa-ai Raglai adei”. Nghĩa là người Chăm là người chị cả còn người Raglai con gái út trong gia đình. Theo quy định của luật tục, người con gái út trong gia đình có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và thờ phượng cha mẹ khi về già. Cho nên, từ xa xưa người Raglai được giao vai trò đảm trách việc bảo quản y trang của vua chúa và các đồ cúng lễ trên đền tháp để thờ phượng ông bà, tổ tiên và thần linh. Continue reading

Jaya Bahasa: ĐIỂM LUẬN TAGALAU 19

Chưa bao giờ giới truyền thông quan tâm đưa tin về hạn hán nhiều như hiện nay. Nhưng, nắng hạn đâu phải là chuyện mới mẻ gì ở vùng đất Panduranga. Từ lâu đời, người Chăm đã gắn cuộc sống của mình với vùng đất khát nước. Ai đó còn ban tặng cho danh từ mĩ miều nói rằng Phan Rang là xứ Hoa Nắng. Ngay trong lời mở đầu của Tagalau 18 chưa đầy 4 trang mà các từ vựng chỉ về nóng, nắng, khô hạn liên tục được lập đi lập lại để nói về sự chịu đựng cằn cội kiên cường của một loại cây mọc trên vùng đất nắng vẫn chớm nở hoa đúng hẹn. Đó là loài hoa Tagalau.

Thật vậy, đi qua 16 năm (2000-2016), Tuyển tập Tagalau đã nở hoa làm đẹp cho cuộc đời, hồi sinh các giá trị văn hoá tinh thần, hình thành nên một lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật dồi dào là một thành tựu lớn trên diễn đàn sân chơi Tagalau. Những bài viết khảo tả, bài nghiên cứu, các chuyên mục sưu tầm văn học, văn hoá dân gian đã đưa văn hoá Chăm đến gần gũi hơn với bạn đọc cả nước. Qua đó, tạo dựng được kênh giao lưu, đối thoại văn hoá góp phần bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hoá Chăm. Continue reading

Vấn đề Po Riyak. bài 6- Jaya Bahasa: VĂN HOÁ BIỂN CỦA NGƯỜI CHĂM

Ong Ka-ing mua cheo thuyen[Múa chèo thuyền trong lễ Rija Nâgar, Photo Jaya Bahasa.]
Xưa kia địa bàn cư trú của người Chăm trải dài từ Bắc Trung bộ đến Biên Hoà, phía Tây giáp với dãy Trường Sơn Tây Nguyên, phía Đông tiếp giáp với biển cả mênh mông. Nằm trên tuyến đường giao thông hằng hải của khu vực Đông Nam Á, người Chăm sớm tiếp xúc với thế giới bên ngoài và làm chủ được vùng biển đông rộng lớn thông qua trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá. Các thương thuyền nước ngoài thường ghé vào cảng Champa để mua hương liệu, sản vật địa phương và nước ngọt. Continue reading

Vấn đề Po Riyak. bài 5. Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO RIYAK: VỊ THẦN SÓNG BIỂN CỦA NGƯỜI CHĂM

Truyện kể rằng Po Riyak sinh ra và lớn lên ở làng Aia Dak ở khu phố Chăm huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận ngày nay. Từ nhỏ, Po Riyak đã thể hiện tố chất lanh lợi so với bạn bè cùng trang lứa. Là đứa con lễ phép và hiếu thảo với cha mẹ nhưng Po Riyak lại ít làm các công việc ở gia đình. Po Riyak có ý thức về học vấn nên đã sớm rời xa quê hương đi tìm thầy để học về đạo lý làm người. Điểm dừng chân của Po Riyak là thánh địa Mưkah của đất nước Ả Rập. Ở đó, có thánh đường Hồi giáo Mưkah do các Po Nưbi cai quản. Continue reading